Trung Quốc vận động Úc ủng hộ việc nước này tham gia Hiệp định CPTPP

0:00 / 0:00
0:00

Tờ South China Morning Post ngày 10-9 đưa tin Trung Quốc đang vận động chính phủ Úc ủng hộ việc Bắc Kinh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bất chấp quan hệ hai bên đang xoáy vào cuộc tranh chấp địa chính trị ngày càng tồi tệ và đã lan sang các đòn trả đũa kinh tế.

Trong một bản đệ trình cho cuộc điều tra của Quốc hội Úc về việc mở rộng CPTPP, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra cho biết:  “Việc Trung Quốc gia nhập CPTPP sẽ mang lại những lợi ích kinh tế lớn”.

“Trung Quốc cam kết xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại và sẵn sàng làm việc cùng tất cả các bên khác để thúc đẩy toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực” – bản đệ trình nêu.

Trung Quốc vận động Úc ủng hộ việc nước này tham gia Hiệp định CPTPP ảnh 1

Trung Quốc vận động Úc ủng hộ việc nước này tham gia Hiệp định CPTPP. Ảnh: AFP

Thời gian qua, quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã “tuột dốc” sau khi chính phủ của ông Morrison hồi năm 2020 kêu gọi các nhà điều tra độc lập điều tra nguồn gốc của đại dịch COVID-19, cũng như chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Hong Kong và Tân Cương.

Đáp lại, Trung Quốc đã đưa ra loạt biện pháp trả đũa thương mại đối với hàng hóa của Úc, bao gồm than đá, lúa mạch và rượu vang.

Tuy nhiên, những vấn đề trên không được giải quyết trong bản đệ trình của đại sứ quán lên chính phủ Úc.

Đại sứ quán Trung Quốc cho biết Bắc Kinh nên được phép tham gia CTTPP do các sáng kiến của nước này nhằm tăng nhập khẩu, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với đầu tư nước ngoài và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

“Nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế Úc bổ sung cho nhau rất lớn với tiềm năng hợp tác to lớn” – bản đệ trình nêu.

Đại sứ quán Trung Quốc cũng mô tả Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Úc, có hiệu lực từ tháng 12-2015, đã đánh dấu "một cột mốc quan trọng cho hợp tác kinh tế và thương mại của chúng ta, tạo điều kiện thuận lợi để làm sâu sắc, mở rộng và cải thiện mối quan hệ kinh tế song phương của chúng ta".

Trong năm nay, Trung Quốc đã tiếp cận Úc, Malaysia, New Zealand và có thể là các quốc gia khác để đàm phán kỹ thuật về các chi tiết của CPTPP.

Theo tờ Nikkei Asia, các cuộc đàm phán không chính thức của Trung Quốc với các thành viên CPTPP có thể nhằm xác định cách tiếp cận khả thi để gia nhập hiệp định.

Dư luận quốc tế đã trở nên nặng nề hơn đối với Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 11-2020 cho biết Bắc Kinh "sẽ tích cực xem xét việc tham gia" CPTPP.

Trước đó, 11 quốc gia thành viên CPTPP ngày 2-6 đã nhất trí bắt đầu tiến trình đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh.

CPTPP là hiệp định thương mại được ký vào tháng 3-2018 giữa 11 quốc gia, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Đây là phiên bản đàm phán lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama dẫn đầu.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2016, sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, Washington đã chính thức rút khỏi hiệp định này.

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Giám đốc điều hành TikTok Châu Thụ Tư điều trần trước Ủy ban Năng lượng và thương mại Hạ viện Mỹ vào ngày 23-3 tại trụ sở Quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Mỹ - Trung căng về TikTok, thuế quan

(PLO)- Trung Quốc yêu cầu Mỹ bỏ thuế quan “càng sớm càng tốt” và cảnh báo Mỹ thận trọng trong hành xử với TikTok, trong bối cảnh giám đốc điều hành TikTok phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ.
Tàu Mỹ và Trung Quốc đuổi nhau ở Hoàng Sa

Tàu Mỹ và Trung Quốc đuổi nhau ở Hoàng Sa

(PLO)- Washington bác bỏ mọi tuyên bố từ Bắc Kinh cho rằng tàu Mỹ đã bị Trung Quốc xua đuổi khỏi vùng nước xung quanh quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam nhưng Trung Quốc chiếm đóng trái phép và ngang nhiên tuyên bố chủ quyền).