Khi nào không nên ăn hồng?
Mắc bệnh thiếu máu: Những người mắc bệnh thiếu máu không nên ăn hồng vì hàm lượng tanin cao trong hồng có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Không ăn hồng với khoai lang: Khoai lang có nhiều tinh bột, khi ăn, dạ dày sẽ phải tiết ra một lượng lớn acid để tiêu hóa. Nếu ăn hồng chung với khoai lang, tanin và pectin sẽ kết tủa dưới tác dụng của acid dạ dày, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.
Bị tiểu đường: Trái hồng chứa khá nhiều các loại đường đơn giản như surcose, fructose, glucose…Do đó, ăn hồng sẽ có thể làm lượng đường huyết tăng lên.
Những người bị tiểu đường, dạ dày... không nên ăn hồng. Hình minh họa.
Khi đói bụng: Ăn hồng lúc đang đói bụng sẽ khiến chất tanin và pectin cùng với hàm lượng chất xơ khá cao trong trái hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày làm bạn cảm thấy cồn cào, mệt mỏi, buồn nôn.
Mắc bệnh dạ dày: Nếu bị đau dạ dày không nên ăn trái hồng vì sau khi ăn sẽ xuất hiện triệu chứng khó chịu ở vùng thượng vị, đầy bụng khó tiêu.
Không ăn hồng cùng thức ăn giàu đạm: Những loại thực phẩm như thịt ngỗng, tôm, cua, mực… đều rất giàu protein. Nếu ăn các thực phẩm này chung với hồng, chất tanin trong trái hồng sẽ kết tủa, khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu. Tốt nhất nên ăn hồng sau khi ăn các thực phẩm trên khoảng hai giờ.
Không ăn hồng khi uống rượu: Theo Đông y, hồng có tính hàn, vị ngọt. Rượu có tính nóng, vị cay và đắng. Khi ăn hồng mà uống rượu sẽ tạo thành một chất nhầy, sệt trong dạ dày, dễ gây tắc ruột.
Mẹo tránh mua phải hồng Trung Quốc
Hồng chín (hồng đỏ, hồng trứng): Hồng chín của Việt Nam có đầu hơi nhọn, màu từ vàng cam tới đỏ tươi, chín kỹ chuyển sang đỏ đậm, bóp nhẹ thấy mềm tay. Vỏ rất mỏng, bảo quản không được lâu. Từ khi chín chỉ cần 1-2 ngày là bị nát. Vận chuyển đi xa dễ bị dập nát.
Hồng trứng Việt Nam khi chín bóp thấy mềm tay, ngoài vỏ có vết nám, cuống vẫn xanh. Hình minh họa.
Hồng đỏ nhập từ Trung Quốc màu đỏ đậm bắt mắt. Tuy nhìn bề ngoài thì trái hồng có vẻ như đã chín kỹ, nhưng bóp nhẹ tay thì trái vẫn chứng. Đặc biệt, có thể vận chuyển đi xa, để được 1-2 tuần mà không sợ hư hỏng.
Hồng giòn (hồng xanh): Ở miền Nam, trái hồng giòn có nhiều ở Đà Lạt, còn ở miền Bắc, trái hồng giòn được trồng nhiều ở Sơn La.
Đặc điểm chung của hồng giòn Việt Nam là kích cỡ trái hồng vừa phải, dáng tròn, to nhỏ khác nhau. Ngoài vỏ có vết thâm nám, ăn giòn, ngọt. Trong khi đó, hồng giòn nhập từ Trung Quốc có trái lớn, thuôn dài, kích cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, đồng nhất. Ngoài vỏ không có vết nám, đốm nâu.
Khi xắt đôi, hồng giòn Việt Nam có màu vàng ngả cam tươi ngon mắt. Còn hồng giòn Trung Quốc ruột có màu vàng nhạt hoặc trắng, ăn nhạt hoặc kèm vị chát.
Hồng giòn Việt Nam trái không đều nhau, vỏ ngoài màu không đồng nhất, ruột màu vàng đến cam, ăn giòn ngọt. Hình minh họa.
Hồng vuông: Loại hồng vuông này rất khó phân biệt vì hồng vuông Trung Quốc có màu sắc và hình dáng bề ngoài giống hệt hồng vuông Việt Nam. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ vẫn có thể phân biệt được bằng mắt thường.
Nếu là hồng vuông Trung Quốc, phần cuống trái sẽ bị thâm đen, trái đều, hình dáng vuông hơi dẹt. Còn hồng vuông Việt Nam cuống trái vẫn còn tươi, trên thân có vệt rám ở hướng bị ánh nắng chiếu nhiều, trái có hình dáng tròn hơn.