Tử vong do bệnh tim mạch tại Việt Nam ngày càng tăng

(PLO)- Tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh tim mạch cũng ngày càng tăng, trong đó tử vong do bệnh mạch máu não chiếm tỷ lệ lớn nhất.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

TS-BS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ thông tin trên tại hội thảo “Quản lý bệnh tim do xơ vữa động mạch và rối loạn lipid máu tại Việt Nam” do Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Novartis Việt Nam tổ chức chiều 15-12, tại Hà Nội.

Bs Dương nêu thực trạng, bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2019, tử vong do bệnh này chiến tỉ lệ lớn nhất (39,5%).

“Tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh tim mạch cũng ngày càng tăng, trong đó tử vong do bệnh mạch máu não chiếm tỉ lệ lớn nhất với suất tử vong tăng từ 127,3/100.000 dân năm 2000 lên 164,9/100.000 dân năm 2019.

Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch bao gồm hút thuốc, thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường...” – BS Dương cho hay.

Theo đại diện Bộ Y tế, trong những năm qua Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành một số chính sách và biện pháp quản lý bệnh tật cũng như phòng chống các yếu tố nguy cơ, trên cơ sở cách tiếp cận toàn diện và tổng thể, gồm: kiểm soát các yếu tố nguy cơ, quản lý dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị chăm sóc.

Nhiều chuyên gia cùng thảo luận để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.

Nhiều chuyên gia cùng thảo luận để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.

Bs Dương cũng thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù một số chính sách và biện pháp đã được ban hành, song trong thực tiễn còn nhiều thách thức về quản lý bệnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Gánh nặng bệnh tật vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là gánh nặng về bệnh lý tim mạch và xu hướng trẻ hóa ở những người trong độ tuổi lao động. Việc thực thi các chính sách và biện pháp trong thực tế còn nhiều hạn chế, bên cạnh các khó khăn về cơ sở vật chất, cơ chế tài chính, nguồn thu... và đặc biệt hệ thống y tế vừa trải qua thời kỳ dịch COVID chưa từng có tiền lệ.

Đại diện Bộ Y tế cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh rà soát gánh nặng bệnh tật, các thách thức trong chính sách, quản lý bệnh và kiểm soát các yếu nguy cơ. Cạnh đó, cần lắng nghe các bài học kinh nghiệm quốc tế để tìm ra giải pháp nhằm quản lý tốt hơn bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch, cũng như kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ.

GS-TS-BS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cho biết: “Phòng ngừa và điều trị tim mạch là một quá trình can thiệp toàn diện từ giáo dục người dân và bệnh nhân nâng cao kiến thức về bệnh cũng như cách phòng tránh.

Quá trình này đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan quản lý y tế trong xây dựng các mục tiêu và chương trình và hướng dẫn hành động rõ ràng; sự cập nhật liên tục các hướng dẫn mới nhất về quản lý bệnh tim mạch cũng như các kết quả nghiên cứu lâm sàng và phương pháp tiếp cận mới…”.

Tại hội thảo, TS-BS Trần Quốc Bảo, Trưởng phòng kiểm soát các bệnh lây không nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng nêu ra hàng loạt các đề xuất chính sách và biện pháp phòng, chống bệnh tim mạch. Cụ thể, phải tiếp cận toàn diện, tổng thể, bao gồm các biện pháp: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ; quản lý dự phòng; sàng lọc phát hiện sớm; điều trị chăm sóc…

Cạnh đó, ông Bảo cũng khuyến nghị kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ: Thực thi hiệu quả Luật phòng chống tác hại thuốc lá; Luật phòng, chống tác hại rượu bia; Chiến lược dinh dưỡng

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm