Các bị cáo trước vành móng ngựa. (Nguồn: Mạnh Khánh/Vietnam+)
Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định tuyên án tử hình trùm xã hội đen Phương "Linh hột."
Tại phiên tòa, Luật sư cũng như phía gia đình bị hại đã đưa ra một số tình tiết giảm án cho các bị cáo như: Nguyễn Tiến Phương là chủ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, tham gia các hoạt động từ thiện tại địa phương. Tuy nhiên, trước những chứng không thể chối cãi, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Tối cao đã tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Chung, chịu mức án chung thân, bị cáo Bùi Hải Bài chịu mức án 20 năm tù giam.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Nguyễn Tiến Phương (còn gọi là Phương “Linh hột”), sinh năm 1957, nguyên là Giám đốc Công ty Quang Phát - doanh nghiệp thường xuất khẩu hàng qua khu vực bến Lục Chắn, thuộc xã Hải Sơn (Móng Cái). Ngày 27/5/2009, ông Lê Hữu Vinh, trú tại 152, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Ka Long (Móng Cái) - Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Công - một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa qua biên giới gọi điện cho Phương xin đi nhờ đường qua xã Hải Sơn để xuất hàng đông lạnh sang Trung Quốc nhưng Phương không đồng ý.
Không đi nhờ được cửa của Phương, vào 15 giờ ngày 30/5/2009, ông Vinh cùng các nhân viên thuộc quyền là Hà Thanh Tùng (ở phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long), Đoàn Quyết Chiến (ở phường Hòa Lạc, Móng Cái), Lê Văn Điệp ở xã Minh Thành, Yên Hưng, (Quảng Ninh), Nguyễn Minh Trí ở phường Trại Cau, Lê Chân, (Hải Phòng) đi trên 2 xe ôtô vào Đồn Biên phòng 15 thuộc xã Hải Sơn để xin xuất hàng qua biên giới tại bến Lục Chắn. Được Đồn Biên phòng chấp thuận, ông Vinh đã để 3 nhân viên là Điệp, Trí và Chiến ở lại bến Lục Chắn chờ xuống hàng còn mình quay về thành phố Móng Cái.
Phát hiện nhân viên của ông Vinh tại bến, Phương “Linh hột” ra lệnh cho Bùi Hải Bài gọi điện cho em ruột Phương là Nguyễn Tiến Chung (sinh năm 1961), trú tại phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, đưa người, mang theo vũ khí lên để “xử lý,” đánh đập làm 2 anh Điệp và Trí bị thương nặng.
Không dừng lại ở đó, Phương còn chỉ đạo Chung và Thu đưa 2 anh Điệp và Trí sang bên kia biên giới. Tại Trung Quốc, Chung cùng Tuất và một nhóm người Trung Quốc tiếp tục tra tấn đến chết anh Điệp và anh Trí. Sau đó, Chung đưa 200.000 nhân dân tệ cho nhóm người Trung Quốc để thủ tiêu xác 2 nạn nhân.
Xác của anh Trí bị bọn chúng cho vào bao tải ném xuống sông Ka Long, riêng xác anh Điệp, phải đến ngày 23/10/2009, Công an tỉnh Quảng Ninh với sự phối hợp giúp đỡ của Công an thị xã Đông Hưng và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) mới tìm thấy tại dãy núi Thập Vạn Đại Sơn Trung Quốc.
Ngày 4/6/2009, Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh khám xét và bắt khẩn cấp Nguyễn Tiến Chung về hành vi "Bắt giữ người trái pháp luật." Nguyễn Tiến Phương (tức Phương "Linh Hột") và Nguyễn Thế Cường (trú tại Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng) bị bắt vì hành vi "Không tố giác tội phạm."
Ngày 26/8/2010, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên mức án tử hình dành cho anh em Nguyễn Tiến Phương và Nguyễn Tiến Chung; Bùi Hải Bài: Tù chung thân; Nhâm Đức Thông và Phạn Văn Kiêm cùng mức án 4 năm tù; Nguyễn Thế Cường nhận mức án 18 tháng tù./.
Tại phiên tòa, Luật sư cũng như phía gia đình bị hại đã đưa ra một số tình tiết giảm án cho các bị cáo như: Nguyễn Tiến Phương là chủ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, tham gia các hoạt động từ thiện tại địa phương. Tuy nhiên, trước những chứng không thể chối cãi, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Tối cao đã tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Chung, chịu mức án chung thân, bị cáo Bùi Hải Bài chịu mức án 20 năm tù giam.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Nguyễn Tiến Phương (còn gọi là Phương “Linh hột”), sinh năm 1957, nguyên là Giám đốc Công ty Quang Phát - doanh nghiệp thường xuất khẩu hàng qua khu vực bến Lục Chắn, thuộc xã Hải Sơn (Móng Cái). Ngày 27/5/2009, ông Lê Hữu Vinh, trú tại 152, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Ka Long (Móng Cái) - Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Công - một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa qua biên giới gọi điện cho Phương xin đi nhờ đường qua xã Hải Sơn để xuất hàng đông lạnh sang Trung Quốc nhưng Phương không đồng ý.
Không đi nhờ được cửa của Phương, vào 15 giờ ngày 30/5/2009, ông Vinh cùng các nhân viên thuộc quyền là Hà Thanh Tùng (ở phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long), Đoàn Quyết Chiến (ở phường Hòa Lạc, Móng Cái), Lê Văn Điệp ở xã Minh Thành, Yên Hưng, (Quảng Ninh), Nguyễn Minh Trí ở phường Trại Cau, Lê Chân, (Hải Phòng) đi trên 2 xe ôtô vào Đồn Biên phòng 15 thuộc xã Hải Sơn để xin xuất hàng qua biên giới tại bến Lục Chắn. Được Đồn Biên phòng chấp thuận, ông Vinh đã để 3 nhân viên là Điệp, Trí và Chiến ở lại bến Lục Chắn chờ xuống hàng còn mình quay về thành phố Móng Cái.
Phát hiện nhân viên của ông Vinh tại bến, Phương “Linh hột” ra lệnh cho Bùi Hải Bài gọi điện cho em ruột Phương là Nguyễn Tiến Chung (sinh năm 1961), trú tại phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, đưa người, mang theo vũ khí lên để “xử lý,” đánh đập làm 2 anh Điệp và Trí bị thương nặng.
Không dừng lại ở đó, Phương còn chỉ đạo Chung và Thu đưa 2 anh Điệp và Trí sang bên kia biên giới. Tại Trung Quốc, Chung cùng Tuất và một nhóm người Trung Quốc tiếp tục tra tấn đến chết anh Điệp và anh Trí. Sau đó, Chung đưa 200.000 nhân dân tệ cho nhóm người Trung Quốc để thủ tiêu xác 2 nạn nhân.
Xác của anh Trí bị bọn chúng cho vào bao tải ném xuống sông Ka Long, riêng xác anh Điệp, phải đến ngày 23/10/2009, Công an tỉnh Quảng Ninh với sự phối hợp giúp đỡ của Công an thị xã Đông Hưng và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) mới tìm thấy tại dãy núi Thập Vạn Đại Sơn Trung Quốc.
Ngày 4/6/2009, Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh khám xét và bắt khẩn cấp Nguyễn Tiến Chung về hành vi "Bắt giữ người trái pháp luật." Nguyễn Tiến Phương (tức Phương "Linh Hột") và Nguyễn Thế Cường (trú tại Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng) bị bắt vì hành vi "Không tố giác tội phạm."
Ngày 26/8/2010, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên mức án tử hình dành cho anh em Nguyễn Tiến Phương và Nguyễn Tiến Chung; Bùi Hải Bài: Tù chung thân; Nhâm Đức Thông và Phạn Văn Kiêm cùng mức án 4 năm tù; Nguyễn Thế Cường nhận mức án 18 tháng tù./.
Theo Mạnh Khánh (Vietnam+)