Quang cảnh phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản trong việc sửa chữa ụ nổi 83M. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Hiện Vinalines đang làm việc với các cơ quan, ban ngành để xử lý các vấn đề liên quan đến chi phí neo đậu của ụ nổi; sau đó sẽ chính thức công bố nguồn tin này.
Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm).
Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga ngừng phân cấp, quản lý từ năm 2006.
Năm 2008, khi ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Mai Văn Phúc làm Tổng Giám đốc, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.
Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan đến ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỉ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng).
Vào đầu năm 2016, Vinalines thông báo bán đấu giá ụ nổi này với giá sàn 34,85 tỷ đồng.
Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm).
Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga ngừng phân cấp, quản lý từ năm 2006.
Năm 2008, khi ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Mai Văn Phúc làm Tổng Giám đốc, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.
Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan đến ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỉ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng).
Vào đầu năm 2016, Vinalines thông báo bán đấu giá ụ nổi này với giá sàn 34,85 tỷ đồng.
Theo QUANG TOÀN (TTXVN/VIETNAM+)