Úc đã từ chối yêu cầu này của Djokovic

CĐV người Serbia tụ tập trước khách sạn được cho là nơi tạm giam Djokovic. ẢNH: GETTY

Truyền thông Úc cho biết, tay vợt người Serbia đã yêu cầu cho phép người đầu bếp riêng vào phục vụ cùng một sân tennis trong lúc bị giam giữ nhưng những yêu cầu của Djokovic đã bị từ chối.

Tay vợt 34 tuổi đang trải qua ngày thứ ba bị giam giữ do không có thị thực nhập cảnh vào Úc. Cùng bị giam với Nole còn có tay vợt nữ người Czech - Renata Voracova, VĐV trước đó cũng nhận được miễn trừ tiêm vaccine COVID-19 như Djokovic.

Siêu sao người Serbia đến Úc với hy vọng giành Grand Slam thứ 21 tại Úc mở rộng, đã ẩn mình kể từ ngày 6-1, trong một khách sạn khiêm tốn tại Melbourne sau khi thị thực nhập cảnh của anh bị từ do các vấn đề liên quan đến miễn trừ y tế.

Các luật sư của Djokovic đang chuẩn bị hồ sơ pháp lý, kiện vụ Úc hủy visa của thân chủ tại tòa liên bang, dự kiến diễn ra vào thứ Hai (ngày 10-1).

Ngoài một bài đăng ngắn trên Instagram cảm ơn sự ủng hộ của người hâm mộ, Djokovic không xuất hiện hay phát biểu trước công chúng, kể từ khi vào anh vào trú ngụ tại khách sạn Park, nơi có hàng chục người xin tị nạn khác đang nỗ lực xin lệnh nhập cảnh.

Sau khi tờ News Corp công bố một tài liệu, quần vợt Úc đã “dẫn đường” cho ácc tay vợt cách nhập cảnh vào với điều kiện miễn tiêm phòng y tế, cơ quan này khẳng định không bao giờ cố tình đánh lừa VĐV và luôn khuyến cáo họ phải tiêm phòng.

Tay vợt nữ người Czech - Voracova quan sát đoàn người biểu tình từ cửa sổ khách sạn. ẢNH: GETTY

Ngay sau đó, quần vợt Úc đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi luôn nhất quán trong thông tin liên lạc với các VĐV rằng tiêm phòng là hành động tốt nhất, không chỉ là hành động đúng đắn cần làm để bảo vệ bản thân và những người khác, mà còn là hành động tốt nhất để đảm bảo cho họ khi đến Úc. Chúng tôi bác bỏ hoàn toàn việc chúng tôi đã lừa dối các VĐV”.

Tuyên bố cho biết thêm, khuyến cáo của quần vợt Úc dựa trên nội dung của một trang web của chính phủ liên bang, do bộ trưởng y tế liên bang đã giới thiệu.

Theo thông tin News Corp có được cho biết, các tay vợt có thể nhập cảnh vào Úc với “miễn trừ y tế cho người nước ngoài” đã được “xem xét bởi một bác sĩ y tế người Úc”, sau đó được nhập vào cơ sở dữ liệu trung tâm.

Bằng cách nào đó, hồ sơ đã được phân bổ đến các VĐV, News Corp cho biết thêm. Tuy nhiên, chính phủ liên bang cho biết đã hồi đáp với quần vợt Úc từ tháng 11 khẳng định rằng, việc nhiễm đã nhiễm và khỏi COVID-19 không phải là yếu tố để được miễn trừ tại Úc.

Cho đến thời điểm này, Djokovic vẫn một mực không tiết lộ lý do anh được miễn trừ y tế cũng như tình trạng tiêm chủng của mình. Được biết, việc tiêm vaccine không bắt buộc ở Úc nhưng được chính phủ yêu cầu đối với một số hoạt động công cộng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm