Vận chuyển, buôn bán pháo nổ có thể bị khởi tố

Theo TAND Tối cao, ngày 22-11-2016, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014, trong đó có bổ sung quy định kinh doanh pháo nổ vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2017. Như vậy, kể từ ngày này, theo quy định của pháp luật hiện hành thì pháo nổ được xác định là hàng cấm và hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự.

TAND Tối cao cũng hướng dẫn đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ được thực hiện kể từ ngày 1-1-2017 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 có hiệu lực thi hành thì áp dụng Điều 155 BLHS hiện hành (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm) cùng các văn bản hướng dẫn điều luật này.

Đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ được thực hiện trước ngày 1-1-2017 thì xử lý theo hướng dẫn tại Công văn số 06/2016 của TAND Tối cao cho đến khi có hướng dẫn mới. Theo công văn này, khi xác định có hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nhập lậu qua biên giới thì các tòa xử lý theo Điều 153 BLHS hiện hành (tội buôn lậu), Điều 154 BLHS hiện hành (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới) nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm (vẫn xác định là hàng cấm với số lượng lớn). Tuy nhiên, nếu người vi phạm chỉ thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo trong nội địa thì không xác định là hàng cấm và dừng việc xét xử. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới