Một nhà thơ tố cáo bị cưỡng hiếp 23 năm trước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cụ thể, thư ngỏ tố cáo hành vi cưỡng hiếp của ông LNA, hiện là Phó tổng biên tập Báo Văn Nghệ, được gửi đến Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Ban biên tập Báo Văn nghệ…

Trong đơn, chị Dạ Thảo Phương cũng cho biết, lý do đến tận bây giờ mình mới lên tiếng vì: “Tôi cần phải lên tiếng. Đó là một đòi hỏi bức thiết của cá nhân tôi, với tư cách là một nạn nhân khổ đau oan ức, cũng là một đòi hỏi của thực tế xã hội đối với trách nhiệm của một công dân, đòi hỏi của lương tri đối với một người cầm bút”.

Ảnh minh họa

Chị Dạ Phương Thảo cũng đính kèm tường trình những người chứng kiến vụ việc có nhà thơ Bế Kiến Quốc, họa sỹ Thành Chương, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, phóng viên Phong Điệp, phóng viên Nhật Hà..

Ngày 7-4, trao đổi với PLO, họa sĩ Lê Tâm, người viết bản tường trình nêu trên xác nhận bản tường trình trên là do ông viết, ông cũng khẳng định nội dung trong bản tường trình nhưng không bình luận gì thêm.

Về phần mình, ông LNA, người bị tố cáo đích danh nói với PLO: “Tôi đã nghe... một là chuyện này đã lâu rồi hai là không hẳn đúng như thế”. Ông A. cũng cho biết giờ chưa thể nói gì thêm vế vấn đề này.

“Vụ việc mới nên cơ quan chưa có yêu cầu gì, lúc nào cần hay thực sự… tôi sẽ có ý kiến, bây giờ vẫn chỉ trên mạng xã hội, tôi chưa nói gì bây giờ được”- ông A. cho biết.

Trao đổi với Báo Pháp luật TP.HCM từ Nicosia (Cộng hòa Sip), chị Dạ Thảo Phương khẳng định tài khoản facebook mang tên Dạ Thảo Phương là của chị và xác nhận mình đã đăng tải những thông tin tố cáo trên. 

Nói về lý do đến tận hôm nay, tức sau hơn 20 năm diễn ra sự việc mới chính thức lên tiếng, chị bày tỏ: “23 năm vừa rồi tôi đã luôn nghĩ mình sẽ mãi chôn giấu sự thật này. Tôi đã cho rằng, sự im lặng đau khổ này là điều cuối cùng và duy nhất tôi có thể làm để bảo vệ gia đình tôi khỏi bị tổn thương một lần nữa. Tôi đã nghĩ đó là một hy sinh, một điều tốt nên làm”.

Theo chị Phương, cho đến gần đây, theo dõi một số nạn nhân bị xâm hại tình dục lên tiếng và đọc những bình luận ác ý tấn công lại họ, “tôi cảm thấy như thể những bình luận đó không chỉ tấn công những cô gái trẻ kia, mà cũng chính là tấn công cô gái trẻ là tôi 23 năm trước”- chị nói.

Đối mặt với những ý kiến tấn công, suy diễn về hành động của mình, chị Dạ Thảo Phương khẳng định, bản thân cảm thấy rất tổn thương và lo lắng cho gia đình nhưng biết mình trong sạch nên hoàn toàn tự tin đối mặt.

Liên hệ với một lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, người này cho biết đã nhận được đơn của chị Dạ Thảo Phương, tuy nhiên từ chối đưa ra ý kiến và cho biết, quyền phát ngôn về vấn đề này thuộc về Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều. 

Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Quang Thiều nhưng chưa được. 

Nhà thơ Dạ Thảo Phương (tên thật là Phan Thị Thanh Thúy, sinh năm 1974) công tác tại Báo Văn nghệ từ tháng 9-1996 với vị trí phóng viên, rồi biên tập viên.

Năm 2008, Dạ Phương Thảo rời Việt Nam sang Tokyo sống. Sau đó cô chuyển đến nhiều nơi như Paris, Hamburg, Berlin và hiện đang ở Nicosia (đảo Cyprus). Trong một chia sẻ của với người bạn thân thiết, nữ nhà thơ tâm sự cô ưa cuộc sống bình yên và đó cũng chính là lý do cô không còn xuất hiện trên văn đàn như trước. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm