Mới đây vào cuối tháng 12, khu vực này cũng bị thiêu rụi trong trận cháy rừng Thomas lớn nhất lịch sử, gần 1165 km2 khu vực dãy núi dốc Santa Ynez đều bị thiêu rụi. Sau đó là mưa lớn kéo đến, gây ra trận bão lớn sau gần một năm hạn hán. Đây là đặc điểm khí hậu và địa mạo của khu vực này, xoay quanh"chu kỳ cháy rừng - lũ lụt ".
Các dãy núi ở Nam California sau khi bị thiêu rụi sẽ dễ xảy ra sạt lở với mức độ thường xuyên hơn trước đây vì biến đổi khí hậu và hoạt động của con người. Hiện nay, các nhà khoa học đã bắt đầu bắt kịp chu trình này, hiểu được cách thức chúng hoạt động và dự đoán được khi nào thiên tai xảy ra kinh hoàng nhất.
Khung cảnh hoang tàn sau trận lở bùn. Ảnh: CNN
Các nhà địa chất học còn gọi là sạt lở là “lũ vụn” vì ngoài nước chúng còn cuốn theo rất nhiều vật chất khác, từ tro tàn cho đến nhà cửa, và những đợt sạt lở này đều có thể dự đoán được.
Các vụ cháy rừng hiện nay trở nên thường xuyên. Theo sau đó là cây cối bị thiêu rụi, rễ cây không còn đủ sức giữ đất và độ che phủ của tán rừng giúp hạn chế tác động của mưa cũng biến mất. Các sườn núi trở nên trống trải. Quần thể sinh vật tại các khu rừng ở Nam California cũng góp phần khiến tình hình sạt lỡ trở nên tệ hơn.
Ngay cả địa chất tại các dãy núi ở Nam California cũng khiến lũ vụn dễ xảy ra hơn. Ngoài cháy rừng và lỡ bùn thì tại khu vực này còn thường xảy ra động đất, cho thấy "hoạt động kiến tạo mạnh mẽ". Những dãy núi này ngày càng trở nên dốc hơn, tạo điều kiện cho sạt lỡ xảy ra.
May mắn là trong những năm gần đây, các nhà địa chất học đã có thể dự đoán được con dốc nào có khả năng xảy ra sạt lỡ sau khi cháy rừng, dựa trên dữ liệu trước đó được ghi nhận trên máy tính. Nhờ đó khu vực này đã nhận được lệnh sơ tán vào trước ngày 9-1.
Đội cứu hộ đang đưa một người dân bị kẹt trong đống đổ nát ra người. Ảnh: THE STAR
Sau cháy rừng thì một thiên tai đáng lo ngại nữa là mưa lớn. “Với khu vực Ventura, quận Santa Barbara, sau khoảng một tiếng đồng hồ lượng nước mưa sẽ cao 1,2cm đủ để sạt lở xảy ra”, theo Francis Rengers, nhà địa mạo học thuộc nhóm nghiên cứu sạt lở của Viện Khảo Sát Địa Chất Mỹ.
Các nhà nghiên cứu cháy rừng và các nhà địa chất học chắc chắc rằng: mùa cháy rừng năm 2018 bắt đầu trong khoảng chín tháng. Sau đó chu kỳ cháy rừng-lũ lụt lại bắt đầu, không chỉ ở California mà còn ở những nơi khác. Cháy rừng có khả năng bắt đầu tại các môi trường công trình, nhà cửa, những vùng có nhiều người sinh sống hơn trước đây. Biến đổi khí hậu cũng khiến mùa xuân và mùa hè trở nên nóng hơn, có khả năng làm tăng lượng mưa khiến các sườn núi có thể tiếp tục xảy ra sạt lở.