Vì sao có chốt gác, xe quá tải vẫn qua cầu Long Kiểng?

Thông tin với báo chí chiều 20-1, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết hiện nay có khoảng 30 cầu yếu và không đồng bộ tải trọng trên trục chính. Nhưng nếu tính cả những cầu trong khu dân cư, quận huyện thì toàn TP có khoảng 200 cầu yếu và 55 cầu không đồng bộ tải trọng.

Ông Bùi Xuân Cường cho biết do chốt gác nằm phía đầu cầu ở Long An nên không kịp thời phát hiện xe quá tải chạy từ phía quận 7 (TP.HCM) sang. 

Riêng trên đường Lê Văn Lương có bốn cây cầu yếu gồm các cầu: Rạch Tôm, Rạch Dơi, Rạch Đĩa và Long Kiểng.
“Tôi khẳng định bốn cầu yếu trên đường Lê Văn Lương đều có trực gác 24/24 ở hai đầu cầu trong nhiều năm nay. Chúng tôi đã bố trí phân luồng giao thông theo từng chiều, tránh ùn tắc trên cầu” – ông Cường thông tin.

Hiện trường vụ sập cầu Long Kiểng

“Vậy thì thời điểm xảy ra sự cố có người ở chốt trực gác không?”, trả lời câu hỏi này, ông Cường cho biết vị trí bố trí chốt trực gác lại nằm phía bên kia cầu, hướng từ Long An vào. Người trực gác có trách nhiệm điều phối pha đèn, cho chiều nào được đi, trường hợp có dấu hiệu xe quá tải thì ngăn chặn.
Tuy nhiên, nếu xe tải đi từ phía Long An vào TP.HCM thì chặn được nhưng xe tải gây tai nạn lại đi từ quận 7 sang. "Khi lực lượng trực gác phát hiện có chạy ra để cảnh báo nhưng chưa ra đến nơi thì xảy ra sự cố. Đây cũng là điểm mà Sở GTVT sẽ nghiên cứu khắc phục", ông Cường cho biết. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới