Vì sao gửi tiền tiết kiệm lãi suất 6% nhưng rút ra chỉ còn 2%?

(PLO)-Lạm phát gia tăng khiến lãi suất tiền gửi tiết kiệm bị co hẹp.

Các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng trước đây đã bắt đầu đáo hạn. Trước đó, các ngân hàng thương mại thường đặt lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn này trên 6%.

Tuy nhiên, nếu những người đến kỳ đáo hạn nhận lại khoản tiền gửi tiết kiệm sẽ thấy rằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của mình bị "ăn lẹm" vì lạm phát.

Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.

Nói cách khác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thực dương chỉ vào khoảng 2%.

Hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng bình quân của nhiều ngân hàng chỉ còn 4,5-5%. Trong khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu lạm phát trong năm 2024 là 4-4,5%.

Do đó, người gửi tiền tiết kiệm có khi nhận được lãi suất thực dương rất thấp nếu như lạm phát không được kiềm chế tốt.

Theo ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường Tập đoàn VinaCapital, đợt giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng Việt Nam kéo dài từ tháng 3-2023 hiện đã kết thúc.

Một số ngân hàng gần đây đã tăng lãi suất mà họ trả cho người gửi tiết kiệm và chúng tôi tin rằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ cần cao hơn khoảng 0,5-1% vào cuối năm nay để việc dùng tiền tiết kiệm mua vàng ( vốn không được hưởng lãi suất) hoặc mua đô la Mỹ để đầu cơ tỉ giá USD/VND bớt phần hấp dẫn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới