Vì sao không nên trừng phạt con?

1.      Qua kỷ luật, trẻ được dạy trở thành người trách nhiệm, trung thực, tốt bụng và biết chia sẻ. Nếu trừng phạt con cái thay vì kỷ luật chúng, bạn có thể sẽ không có được kết quả như mong muốn.

2.      Trừng phạt là phản ứng của sự nóng giận. Nó được thôi thúc từ bên trong để lấn át lại sự thất vọng do những lỗi lầm của trẻ gây ra. Trong lúc nóng giận, bố mẹ không kiểm soát được lý trí, thậm chí thay vì hít một hơi thở sâu và đánh giá tình hình một cách khách quan, họ đã thẳng tay đánh trẻ.

Trừng phạt không giúp trẻ ngoan hơn. Ảnh minh họa 

3.      Trừng phạt không dạy cho trẻ bài học nào. Một khi bạn đã bị cuốn vào ý nghĩ trừng phạt trẻ thật nặng thế nào cho trẻ sợ thì thật khó để có một ý nghĩ hợp lý và sự từ tâm. Trẻ cần phải học cách chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của mình, cha mẹ có thể giải thích rõ điều này cũng là cho con mình một bài học mà vẫn giữ được sự tôn trọng.

4.      Cha mẹ và trẻ em là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Khi trừng phạt trẻ, cha mẹ quên mất là trẻ có rất nhiều “lỗ hổng” về kiến thức và kinh nghiệm sống cần được dạy dỗ, lấp đầy bởi tình thương và sự giáo dục hợp lý. Và như thế, trừng phạt là hành động thiếu công bằng. Hơn nữa, khi trừng phạt con cái trong cơn nóng giận, cha mẹ đã trở thành một hình mẫu của hành vi bắt nạt.

5.      Trẻ em xứng đáng được tôn trọng như người lớn. Hãy tưởng tượng xem, nếu một đồng nghiệp của bạn làm sai điều gì đó, bạn có tát tai hay đá đít họ không? Dĩ nhiên là không vì bạn sẽ phản ứng trong tầm kiểm soát. Vậy thì tại sao, nhiều phụ huynh vẫn dạy con mình bằng cách nhấn chìm chúng trong cơn giận dữ của mình?

6.      Trừng phạt tạo ra một mối quan hệ dựa trên sự sợ hãi. Nếu cha mẹ thường xuyên trừng phạt một đứa trẻ, một mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự sợ hãi được thành lập. Nếu phụ huynh càng nóng tính và sự trừng phạt là không thể lường trước, các con sẽ trở nên sợ hãi và lo lắng về những gì mình sẽ hứng chịu cho một sai lầm bất kể lớn nhỏ. Hơn nữa, sự sợ hãi này còn đeo đẳng cuộc sống các con mãi sau này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm