Trong lòng một dân tộc có một người mẹ, Việt Nam có “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trong mỗi chúng ta đều có một người mẹ sinh ra. Mẹ trong “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của nhà thơ Nguyễn Duy là một bài thơ hay trong những bài thơ viết ca ngợi về Mẹ.
Mẹ- Ảnh sen của nghệ sĩ Xuân Anh
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa có bảy khổ, hai mươi tám câu và 196 âm tiết nhưng đã có 11 cặp từ láy: bần thần, lấm láp, xăm xăm, rối ren, đánh đu, nghêu ngao, đom đóm, chập chờn, leo lẻo, xa xôi, xa xăm - đây cũng là một trong những cách biểu đạt thành công nhất của Nguyễn Duy trong thể thơ “6 và 8” (như cách nhà thơ gọi) góp phần cho bài thơ thăng hoa và tạo mạch đồng cảm từ tác giả đến người đọc.
Nhà thơ Nguyễn Duy
Hình ảnh người mẹ của Nguyễn Duy được viết bằng một cảm xúc chân thành, sâu lắng khi mẹ nhà thơ đã vào cõi vĩnh hằng:
Mạch cảm xúc ở khổ thơ thứ ba khiến ta xao xuyến lạ thường, khi nó thâm trầm bởi lời nhắn gởi:
Và những lời ru ấy đã “tiếp nối” trong tâm hồn nhà thơ bằng trải nghiệm dân gian mà đúc kết thành:
Ở bài thơ Tre Việt Nam, Nguyễn Duy cũng đã nói đến quy luật tự nhiên rằng: “Tre già măng mọc có gì lạ đâu!”. Nhưng nhà thơ “sợ” những nét đẹp truyền thống của dân tộc mai một dần, nỗi lo, cái “sợ” ấy có nguyên do của nó vì ngày nay đã có bao nhiêu người mẹ trẻ ở thành thị không biết hát ru con...
Với cảm nhận của riêng tôi, tôi tin bài thơ sẽ còn sống mãi trong lòng người yêu thơ - vì chính nhà thơ đã “nói hộ” thay cho bao người về một nỗi niềm:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa “Bần thần hương huệ thơm đêm Mẹ ta không có yếm đào Cái cò... sung chát đào chua Bao giờ cho tới mùa thu Ngân hà chảy ngược lên cao Mẹ ru cái lẽ ở đời Nhìn về quê mẹ xa xăm NGUYỄN DUY (Trích trong tập “Mẹ và em”, NXB Thanh Hóa 1987) |
NGUYỄN TÝ