Vốn đầu tư FDI đổ vào bất động sản bất ngờ tăng vọt

(PLO)- Trong 8 tháng đầu năm, dòng vốn FDI 2,4 tỉ USD đổ vào bất động sản Việt Nam, tăng hơn 5 lần cùng kỳ năm ngoái đến từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 20,5 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất động sản được tiếp sức từ vốn đầu tư FDI tăng

Trong đó, cả nước có 2.247 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký mới đạt gần 12 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký.

Bất động sản tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 về thu hút vốn đầu tư FDI với 2,4 tỉ USD vốn ngoại rót vào trong 8 tháng qua, tăng hơn 5 lần cùng kỳ năm 2023 và chiếm gần 20% tổng vốn đăng ký mới.

von-dau-tu-FDI-bat-dong-san3.JPG
Vốn đầu tư FDI tiếp tục đổ vào bất động sản. Ảnh: QH

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh, vốn FDI đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 2,6 tỉ USD, gấp 3,7 lần cùng kỳ và chiếm hơn 14% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 812 triệu USD, chiếm 29%.

Các chuyên gia Savills Việt Nam cho biết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Việt Nam vẫn đang nổi lên với tốc độ tăng trưởng ổn định và là điểm đến yêu thích của dòng vốn đầu tư FDI đa dạng đến từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản…

Việt Nam đang tiếp tục gia tăng vị trí trên chuỗi giá trị toàn cầu nhờ kinh nghiệm sản xuất được tích lũy, nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và thế mạnh về nguồn lao động trẻ có tay nghề. Thị trường bất động sản được tiếp sức từ vốn đầu tư FDI tăng, đặc biệt ở phân khúc công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở hưởng lợi.

vốn đầu tư FDI
Phân khúc bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở hưởng lợi nhờ lực đẩy vốn đầu tư FDI tăng. Ảnh: QH

Xu hướng FDI đang thay đổi

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, đánh giá dòng FDI đổ vào Việt Nam khá mạnh mẽ trong 3-4 năm trở lại đây.

Xu hướng FDI đang thay đổi, giờ đây, FDI đã chuyển sang tập trung vào dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong ngành điện tử. Điều này mang lại lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế. Khi ấy, càng nhiều quản lý nước ngoài đến làm việc, nhu cầu sử dụng căn hộ dịch vụ càng tăng.

Như tại Hà Nội, xu hướng phát triển căn hộ dịch vụ bắt đầu chuyển dịch sang các các tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương nhờ tốc độ thu hút FDI mạnh mẽ tại đây và hạ tầng kết nối. Với TP.HCM, nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ đa dạng đã thúc đẩy các dự án ở nhiều phân khúc khác nhau, phục vụ các tệp khách hàng khác nhau.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm