Vụ Mã Pì Lèng: Lẽ nào quan chức vì hám lợi mà dùng dằng

Cụ thể, ngay trên hẻm vực Tu Sản là vị trí đẹp nhất đèo Mã Pì Lèng đang có một công trình sáu tầng (nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê…) được một cá nhân xây dựng từ năm 2018, đưa vào sử dụng vào đầu năm 2019.

Điều đáng nói là theo Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang, tòa nhà này vi phạm hàng loạt quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng. Cụ thể, diện tích đất của tòa nhà chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây hằng năm sang đất thổ cư; dự án chưa được thẩm định, cấp chứng nhận đầu tư... 

Thông cáo báo chí mới đây của Cục Di sản văn hóa (DSVH) - Bộ VH-TT&DL càng cho thấy sự bậy bạ của công trình nêu trên nằm gần khu vực bảo vệ II của danh thắng. Theo Luật DSVH, ở khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường-sinh thái của di tích, chỉ có các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. 

Tuy không ở khu vực bảo vệ II để phải bị hạn chế nghiêm ngặt nhưng các công trình xây dựng tại khu vực gần khu II thuộc di tích quốc gia nếu có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái thì bắt buộc phải xin ý kiến của bộ trưởng Bộ VH-TT&DL. Ấy thế, dù đã có sự cảnh báo từ tháng 7-2019 nhưng đến nay Cục DSVH vẫn chưa nhận được văn bản xin phép có liên quan của tỉnh Hà Giang.

Công trình không phép trên đèo Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang gây bức xúc dư luận. Ảnh: CT

Thêm thông tin nữa để phải cùng “nhảy dựng” về sự tồn tại của công trình trái phép trên đèo. Mã Pì Lèng không chỉ là danh thắng quốc gia mà còn nằm trong Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, được UNESCO công nhận năm 2016. 

Theo Quyết định 2057/2017 của Thủ tướng (phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2030), khu vực đèo Mã Pì Lèng chủ yếu là khai thác cảnh quan, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái. Trên các cơ sở đó, như lời một phó tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị, nếu cần thiết có các điểm dừng chân phục vụ khách du lịch thì chỉ nên xây rất nhỏ, bằng những vật liệu tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên chứ không thể xây như kiểu tòa nhà trên.

Tính ra chủ đầu tư đã có quá nhiều bất chấp, xâm hại nghiêm trọng đến cảnh quan một di tích quốc gia tầm cỡ. Về phía chính quyền địa phương, sau một thời gian mặc kệ (mà theo lời chủ đầu tư là đã có sự tiếp tay), giờ phải cấp tốc tính sao cho phải lẽ?

Hiện tại, Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang được giao chủ trì lập đoàn kiểm tra để báo cáo cho UBND tỉnh biện pháp xử lý trước ngày 9-10. Chưa rõ kết quả thế nào thì vẫn cần “bật” lại ngay những lấp lửng trong phát ngôn của vài quan chức nơi đây để mọi sự vô pháp vô thiên đều phải được dập tắt tức khắc.

Khu vực đèo Mã Pì Lèng không đơn thuần là “nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt” để các chủ đầu tư muốn xây là xây, vịn lẽ “được miễn giấy phép xây dựng công trình” như một cách áp dụng Luật Xây dựng lấy được. Do nơi đây là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia nên bất kỳ công trình nào tự ý mọc lên không theo đúng yêu cầu của các luật, trong đó có Luật DSVH (được liệt kê ở phần trên) đều không được chấp nhận.

Lâu nay người dân vẫn nghi ngờ nhiều quan chức vì hám lợi mà dung dưỡng những hành vi coi thường pháp luật cùng những đánh đổi phi pháp. Giờ nếu các lãnh đạo cấp huyện, tỉnh cứ biện minh hoặc dùng dằng nhượng bộ “chưa biết có tháo dỡ hay không”…, Hà Giang đang muốn có thêm những điều tiếng kiểu vậy hay sao?

Nhất định Hà Giang sẽ phải nghiêm khắc chế tài sai phạm đúng theo luật định. Trước mắt là đình chỉ các hoạt động nhà nghỉ, nhà hàng… không giấy phép để thể hiện thái độ nghiêm minh cần có rồi liền theo là buộc dỡ bỏ công trình vi phạm.

Đây là cách làm cương quyết của Ninh Bình hay của nhiều nơi khác đối với các công trình trái phép dạng “Trường An cổ” xâm hại quần thể danh thắng Tràng An… để răn đe, không cho tái diễn những vụ “bức tử” di tích tương tự. Và cũng để dư luận thôi tiếp tục bất bình về sự thượng bất minh, hạ tắc loạn trong chuyện xâm phạm thô bạo các DSVH vô giá mà thế hệ này có nghĩa vụ lưu truyền cho các thế hệ sau.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Chế định thỏa thuận nhận tội là xu hướng tất yếu

Chế định thỏa thuận nhận tội là xu hướng tất yếu

(PLO)- Chế định thỏa thuận nhận tội – trên cơ sở những quy định có tính chất tương tự ở hệ thống pháp luật hình sự như thành khẩn khai báo sẽ được giảm nhẹ – hoàn toàn có thể nghiên cứu để áp dụng ở nước ta.

 “1 ngón tay” và quan hệ thân hữu

“1 ngón tay” và quan hệ thân hữu

(PLO)- Tạo cơ chế đồng bộ khiến cán bộ, quan chức “không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng” là việc cần làm để không còn những Phúc Sơn - Hậu “pháo” trong nền kinh tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.