Vụ TNGT ở Kon Tum: Có nạn nhân nhiễm HIV?

Số nhân viên y tế trung tâm y tế huyện nghi bị phơi nhiễm HIV là 17 và bảy người dân .

Cũng trong chiều 2-7, trao đổi qua điện thoại với Pháp Luật TP.HCM, BS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Kon Tum, cho biết: "Tất cả 24 người này đều được điều trị phơi nhiễm theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và được hướng dẫn theo dõi, xét nghiệm sau ba tháng. Toàn bộ số thuốc này được cung ứng miễn phí. Theo quy định của Bộ Y tế, những người bị phơi nhiễm HIV uống trước 72 giờ nhưng chúng tôi đã can thiệp kịp thời, cho 23 người uống trước 24 giờ và một người uống trước 42 giờ".

Trước đó, theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), thì theo thông tin báo chí, vụ tai nạn giao thông trên có một nạn nhân tử vong là người nhiễm HIV. Khi đưa người này đi cấp cứu thì chưa biết là người nhiễm HIV nên mọi người không phòng hộ.

Sau khi biết tin này, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã khẩn trương liên hệ Sở Y tế tỉnh Kontum để chỉ đạo nhiều nội dung. Theo đó phải hướng dẫn địa phương tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu. Đề nghị cấp thuốc ARV miễn phí cho cả những người dân trực tiếp tham gia cấp cứu người bị nạn. 

 Hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan theo quy định. Tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và các cán bộ y tế đã tích cực, dũng cảm tham gia cấp cứu người bị nạn (nếu có trường hợp đặc biệt như báo đưa là lấy xe gia đình ra chở người đi cấp cứu thì cần có ưu tiên đặc biệt để động viên, khen thưởng). 

Tổ chức tuyên truyền về dự phòng phơi nhiễm; cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan thông tin đại chúng và đề nghị Sở Y tế tỉnh Kon Tum ngay lập tức báo cáo bằng văn bản về Cục.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm