Vui nhộn, bổ ích tại "Ngày hội Sống xanh TP.HCM - 2019"

Ngày 2-6, tại Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP.HCM) đã diễn ra Ngày hội Sống Xanh 2019 do UBND TP.HCM và Sở TN&MT TP.HCM tổ chức.

Ngày hội bổ ích và vui nhộn

Ngày hội là dịp để tổ chức, cá nhân giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ thân thiện với môi trường trong các lĩnh vực: phân loại thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, năng lượng xanh… Theo đó, có nhiều gian hàng tổ chức thu gom chất thải, sản phẩm đã qua sử dụng  để đổi lấy cây xanh, nước  giải khát, sách… thu hút rất nhiều người tham gia.

Ngày hội này thu hút rất nhiều người dân tham gia. Trong đó, nhiều học sinh, sinh viên, thiếu nhi cũng đã nhận thức được sự quan trọng  của việc bảo vệ môi trường.

Ngày hội Sống Xanh là một hoạt động thường niên của TP.HCM

Em thấy chương trình này thật sự ý nghĩa, qua ngày hội này em thấy bản thân mình nên có trách nhiệm hơn với môi trường hơn. Việc bảo vệ môi trường đơn giản có thể xuất phát từ một việc làm nhỏ như hạn chế sử dụng túi nylon khi mua bất kỳ thứ gì…”, em Hoàng Thùy Linh (Tân Phú) chia sẻ.

Người dân thích thú với các gian hàng thân thiện với môi trường tại ngày hội

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, Ngày hội Sống xanh TP.HCM 2019 là một sự kiện môi trường thường niên của thành phố, nhằm thúc đẩy hình thành và nhân rộng lối sống thân thiện với môi trường đến mọi tổ chức và cá nhân trong cộng đồng dân cư. Đây là dịp thành phố hành động vì môi trường, đồng thời thể hiện trách nhiệm của TP trong bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững…

Ký kết phong trào “Chống rác thải nhựa” ở TP.HCM

Nhằm đẩy mạnh việc triển khai phong trào “Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động và Chỉ thị của UBND TP.HCM về tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ny-lon trên địa bàn Thành, Sở TN&MT và Sở Công thương TP.HCM đã ký kết phối hợp với các tổ chức đoàn thể cấp thành phố triển khai các nội dung, như sau:

1.     Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ và hội viên các tổ chức đoàn thể và nhân dân thành phố về  tác hại của chất thải nhựa và túi ny-lon khó phân huỷ đối với kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ con người; giảm thiểu tiêu dùng, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi ny-lon khó phân huỷ và sản phẩm nhựa dùng một lần; tăng cường phân loại để chất thải nhựa có thể được tái sử dụng, tái chế;

2.     Vận động các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố hạn chế sử dụng nước đóng chai, sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của đơn vị;

3.     Vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất túi ni-lông khó phân huỷ chuyển sang sản xuất túi ny-lon thân thiện môi trường, các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường;

4.     Vận động các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, nhà sách, cửa hàng ăn uống, các tổ chức và cá nhân bán lẻ giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và ny-lon khó phân hủy, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường; có các hình thức cụ thể nhằm khuyến khích khách hàng đem theo túi khi đi mua sắm, hạn chế sử dụng túi ny-lon và sản phẩm nhựa dùng một lần;

5.     Định kỳ tổ chức các hoạt động tổng vệ sinh, thu gom rác thải nhựa tồn đọng tại các khu vực công cộng, khu đất trống, sông kênh rạch... và có giải pháp duy trì kết quả đạt được trong thời gian tiếp theo;

6.     Kịp thời biểu dương, khen thưởng để động viên các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức có đóng góp tích cực cho phong trào “Chống rác thải nhựa”, bảo vệ môi trường.

Nội dung ký kết phối hợp này sẽ được phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố để cùng thực hiện. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới