'Vùng xám'' pháp lý nhìn từ vụ F88

(PLO)- Cần có khuôn khổ pháp lý riêng cho hoạt động cầm đồ để việc cho vay, thu nợ minh bạch, hạn chế hệ lụy xã hội không mong muốn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một thống kê gần đây của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho thấy trong ba năm từ (15-4-2019 đến 14-4-2022), qua công tác nghiệp vụ, các địa phương đã rà soát, phát hiện hơn 7.900 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hơn 690 cơ sở kinh doanh tài chính dưới nhiều hình thức.

Công an TP.HCM phối hợp với Bộ Công an, Công an quận Gò Vấp khám xét trụ sở chi nhánh Công ty F88 trên địa bàn quận Gò Vấp. Ảnh: PLO

Công an TP.HCM phối hợp với Bộ Công an, Công an quận Gò Vấp khám xét trụ sở chi nhánh Công ty F88 trên địa bàn quận Gò Vấp. Ảnh: PLO

Lý giải về nguyên nhân phát triển hoạt động cầm đồ, tại nhiều diễn đàn, hội thảo, tọa đàm kinh tế, các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận thực tế có “cầu” ắt có “cung”.

Thủ tục cho vay cầm đồ nhanh gọn, không cần chứng minh năng lực tài chính, đáp ứng ngay nhu cầu của người dân khi cần tiền trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động kinh doanh nhỏ và cả khi giải quyết những vấn đề cấp bách.

Với những người này, việc tiếp cận tín dụng chính thức như ngân hàng, quỹ tín dụng, tổ chức tài chính vi mô… rất khó bởi họ thuộc diện khách hàng ''dưới chuẩn''.

Chia sẻ về hoạt động cho vay tạm gọi là ''phi chính thức'' này, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng đây là nhu cầu thực sự của cuộc sống. Khi khu vực cho vay chính thức không đáp ứng hết thì cần có sự song hành: phát triển cho vay chính thức, phát triển các định chế gắn với tài chính vi mô và ''uốn nắn'' các hoạt động cho vay phi chính thức để đáp ứng nhu cầu xã hội, giảm thiểu mặt trái của quá trình phát triển.

Mặc dù xuất phát từ cung cầu trên thị trường nhưng hoạt động cho vay, thu nợ của các công ty cầm đồ đã gây ra nhiều vấn đề xã hội. Mới đây nhất, như PLO đã đưa tin, thương hiệu cầm đồ F88 bị cơ quan công an khám xét trụ sở để phục vụ công tác điều tra các hoạt động cho vay và cưỡng đoạt tài sản. Vì vậy, cả chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia pháp lý đều cho rằng cần xây dựng khuôn khổ pháp lý riêng đối với hoạt động này.

"Mọi vấn đề đều có hai mặt. Quan trọng là phải hoàn thiện dần khuôn khổ pháp lý để hoạt động cho vay này minh bạch, hạn chế hệ lụy xã hội không mong muốn ''- TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm, luật sư Trần Minh Hải (Công ty Luật Basico) nhìn nhận các hoạt động dịch vụ cho vay cầm đồ và hình thức cho vay khác là cần thiết và nên khuyến khích phát triển. Theo vị luật sư này, có rất nhiều công ty kinh doanh cho vay cầm đồ thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Các công ty này đăng ký kinh doanh theo mã ngành kinh tế “Hoạt động cấp tín dụng khác”, phải đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự.

Hiện việc cho vay dân sự, trong đó có hoạt động cầm đồ, phải tuân thủ giới hạn lãi suất không quá 20% theo quy định của Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, không có quy định nào về vấn đề thu phí khi cho vay hay các vấn đề về thu hồi nợ, giới hạn đòi nợ, thu giữ tài sản…

Ngay cả đối với các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thì cũng phải tuân thủ các quy định về cho vay cũng như thu nợ.

Riêng thu hồi nợ, Ngân hàng Nhà nước quy định rõ biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa khách hàng; số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, hình thức nhắc nợ do các bên thỏa thuận; thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ…

Luật sư Trần Minh Hải cho rằng trên cơ sở các quy định này, chúng ta có thể nghiên cứu, xem xét xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cầm đồ vừa đảm bảo quyền và lợi ích của cả bên cho vay và bên đi vay, hạn chế những vấn đề xã hội phức tạp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm