“Người ta phá rừng lấy gỗ, phá rừng làm rẫy và nguy hiểm hơn là phá rừng để trồng cây anh túc… Nóng ruột quá, mình phải trồng lại rừng thôi” - ông Vừ Vả Chống, người đã gần 20 năm qua miệt mài trồng nên cánh rừng pơ mu nức tiếng, tâm sự.
Chuyện ông Vừ Vả Chống ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) miệt mài trồng rừng được nhiều người kể vanh vách. Họ nói đã có người từ Hà Nội ngã giá những 21 tỉ đồng nhưng ông không bán. Họ còn nói ông khôn lắm để bán từng cây sẽ được nhiều tiền hơn… Nghe vậy ông chỉ cười, thủng thẳng: Cả rừng cũng không bán, một cây cũng không bán!
Giấc mơ pơ mu
Bên gốc cây pơ mu mỡ màng, ông nói về những năm tháng trước đây, rừng Huồi Tụ tan hoang, về mơ ước một cánh rừng pơ mu trên quê hương mình. “Năm 1984, tôi đi bộ đội, được biên chế về Huyện đội Kỳ Sơn. Hồi đó bọn phỉ còn hoạt động ráo riết, chúng tôi phải luồn rừng để tiêu diệt chúng. Tôi đã gặp những cánh rừng pơ mu ngút ngàn, có cây phải hai người ôm mới xuể. Ước gì quê mình cũng có những cánh rừng như thế. Mong ước ấy cứ hiển hiện trong tôi. Hết nghĩa vụ, về quê, đau lòng quá, những cánh rừng quê mình đâu còn nữa. Người ta thi nhau phá rừng. Thứ thì phá rừng lấy gỗ, thứ thì làm nương rẫy và nguy hiểm hơn người ta phá rừng để trồng cây anh túc” - ông kể.
Ông gặp chính quyền xã xin nhận vùng núi trọc Au Tiên để sản xuất. Ba năm đầu tiên, ông chỉ trồng mỗi cây chè xanh và nuôi gà. Khi chè đã cho thu hoạch, tiền bán chè, bán gà, ông đi mua cây giống pơ mu và sa mu về trồng.
“Lứa đầu tiên thất bại nặng nề, hơn 3.000 cây giống bị chết phân nửa” - ông Vừ Vả Chống nhớ lại. Thế mà ông vẫn không bỏ cuộc, khăn gói sang xã Tây Sơn để học hỏi về kỹ thuật trồng cây. Thì ra do ông đào lỗ nhỏ quá, đất không có độ tơi xốp nên cây bị bó rễ mà chết. Ngoài ra, phải lấy cỏ khô tấp vào gốc để giữ ẩm cho cây… Sau thời gian tầm sư học… trồng cây, được “sáng mắt, sáng lòng”, ông lại tiếp tục.
Biết tôi băn khoăn về nguồn sống của gia đình, ông nói tuột luôn: “Lấy ngắn nuôi dài. Cây pơ mu lớn lên trở thành cây che nắng, chắn gió cho cây chè, cùng với thả 500 con gà mỗi năm, nhà mình không còn phải lo cái đói nữa”.
Ông Vừ Vả Chống: “Mỗi cái cây lớn lên như một người bạn của mình, bán đi thì tiếc lắm”. Ảnh: PVT
Đến Au Tiên ngỡ như cảnh tiên
“Lên Au Tiên đừng đi xe máy, đi bộ mới thấy hết cái đẹp” - ông Dành Bá Lồng, Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ, đã khuyên tôi như thế. Đúng như lời ông chủ tịch trẻ, đi bộ tuy có mệt nhưng quả là mới cảm hết… cảnh tiên.
Đường lên Au Tiên cũng không đến nỗi nào. Chủ nhân đã rải đá cấp phối để ô tô có thể lên đến đỉnh núi. Nhưng đừng đi ô tô. Hãy thả bộ để được nghe tiếng rì rào của những cành pơ mu lá kim nhọn hoắt; để được thấy ráng chiều xuyên qua tán lá lấp lánh, chẳng khác gì mùa thu châu Âu.
Ông Vừ Vả Chống cho biết đã có rất nhiều đoàn khách đi phượt đến đây cắm trại. Ông không thu tiền của họ, chỉ yêu cầu giữ gìn vệ sinh. Còn các cháu trong vùng tổ chức sinh nhật thì gần như tuần nào cũng có mấy cuộc. Ông cũng dành một khoảng đất rộng làm sân vận động cho thanh niên trong xã đá bóng, cho bà con sinh hoạt cộng đồng.
“Đã có người ngã giá cho khu rừng này, nhiều tiền lắm nhưng mình không bán đâu. Lại có người hỏi mua gỗ, mình cũng không bán. Gần 20 năm trồng, chăm sóc, mỗi cái cây lớn lên như một người bạn của mình, bán đi thì tiếc lắm” - ông Chống tâm tình. Ngoài ra, ông cũng cho biết đã có nhiều bà con học theo ông, trồng rừng pơ mu, sa mu. Ông sẵn sàng bày cho họ kỹ thuật, cung cấp cây giống giá rẻ… chỉ với mong muốn ngày càng có nhiều khu rừng như thế này.
Hơn 30 hộ dân đã làm theo ông Vừ Vả Chống
Ông Dành Bá Lồng, Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ, cho biết sau thành công của ông Vừ Vả Chống, rất nhiều bà con đã noi theo trồng rừng. Tuy diện tích rừng trồng của các hộ chưa nhiều nhưng đã có hơn 30 gia đình thực hiện. Mừng là ông Chống không giấu nghề, mà nhiệt tình giúp đỡ bà con kể cả kỹ thuật, kinh nghiệm trồng, chăm sóc và cây giống.
(PLO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, mỗi người trồng và chăm sóc ít nhất một cây xanh, mỗi nhà góp một mảng xanh, mỗi khu dân cư góp một vùng xanh...
(PLO)- Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm được dẫn giải tới tòa; Nhân viên tạp vụ được cử làm giám đốc để báo giá, làm "quân xanh" đấu thầu tiền tỉ; Người phụ nữ chặn đầu ô tô 16 chỗ, giao thông trên đường ùn ứ; Cháy nổ trụ điện, nhiều người đi đường thót tim; Người phụ nữ quấn 4 kg vàng quanh bụng để đưa qua biên giới.
(PLO)- Sợ đàn cò ốc quý hiếm bị săn bắt trái phép khi di cư qua địa bàn, Bí thư Đảng xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, Gia Lai) đã có văn bản yêu cầu bảo vệ nghiêm.
(PLO)- Với kỹ thuật điêu luyện và cảm xúc tràn đầy, nghệ sĩ violin trẻ tuổi Sara Dragan cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội và nhạc trưởng Orhan Salliel đã mang đến một hành trình âm nhạc lắng đọng và mãnh liệt, tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của âm nhạc Tchaikovsky.
(PLO)- Hơn 180 vận động viên là người khuyết tật đã tham gia Hội thao “Năng động người khuyết tật”, sự kiện do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM tổ chức.
(PLO)- Tại cơ sở mới, người dân không còn phải chờ đợi lâu khi làm thủ tục cấp đổi bằng lái, mọi quy trình được lực lượng CSGT Đà Nẵng xử lý nhanh chóng, gọn gàng.
(PLO)- TP.HCM đã sửa chữa 1.222 căn nhà, với tổng kinh phí hơn 70 tỉ đồng, về đích sớm mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
(PLO)- Liên quan đến phát ngôn về hoạt động diễu binh gây tranh cãi trên mạng xã hội, MC Bích Hồng đã chính thức đăng bài viết công khai xin lỗi và nhận trách nhiệm về sự việc.
(PLO)- Tối 19-4, hàng ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TPHCM để theo dõi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 30-4, 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- Trước phản ứng của dư luận về phát ngôn thiếu chuẩn mực, gây tranh cãi của bà Bích Hồng – người từng cộng tác với kênh SCTV4 trong vai trò MC, Công ty Truyền hình Cáp Saigontourist (SCTV) đã có thông tin chính thức.
(PLO)- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em, đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm đối với người chậm trễ trong quá trình xử lý vụ việc.
(PLO)- Hội thảo “50 năm kiến trúc Việt Nam sau đất nước thống nhất" do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức nhằm tổng kết thành tựu và định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam thời kỳ mới.
(PLO)- Đội ngũ chuyên gia uy tín mà trọng tâm là các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC sẽ tham gia xây dựng mạng lưới thông tin y tế đúng đắn, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận trên TikTok.
(PLO)- Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp với Vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, thả con cu li được người dân bắt ở TP Thủ Đức cùng 23 cá thể động vật về tự nhiên.
(PLO)- Công viên P2 gồm nhiều hạng mục như: Nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp trưng bày, nhà điều hành, khu công viên cây xanh, sân chơi trẻ em, chòi nghỉ, hồ cảnh quan… Đây là không gian sinh hoạt cộng đồng kết hợp giải trí, rèn luyện sức khỏe cho người dân, góp phần tạo nên môi trường sống trong lành và bền vững.
(PLO)- Liên đoàn Lao động TP.HCM đã trao tận tay 205 phần quà cho những người lao động mắc bệnh nan y, thể hiện tấm lòng tri ân và sự sẻ chia sâu sắc của tổ chức công đoàn.