Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý chủ trương đầu tư xây dựngBia tưởngniệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn hi sinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tạiDinh Độc Lập(nay là Hội trường Thống nhất).
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP HCM tiếp thu ý kiến của các Bộ Xây dựng, Văn hóa-Thể thao và Du lịch để thực hiện theo quy định.
Trước đó, UBND TP HCM đã trìnhThủ tướng Chính phủphương án thiết kế Bia tưởng niệm chiến sĩBiệt độngSài Gòn hi sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 tại Dinh Độc Lập.
Theo phương án này, Hội trường Thống nhất sẽ được tháo dỡ một đoạn tường rào bằng gạch dài 11,6 m tạo khoảng lùi 1,2 m để đặt bia tưởng niệm. Sau đó, sẽ làm mới hàng rào bằng cây tạo cảnh quan cho khu vực.
Bia tưởng niệm có hình tượng đốt tre (tượng trưng cho Dinh Độc Lập), kích thước: ngang 2,7 m, cao 4,5 m, lư hương bằng đá granit, tổng kinh phí 1,5 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP.
Nội dung khắc trên bia dự kiến: “Nơi đây ghi dấu chiến công oanh liệt của các chiến sĩbiệt động Sài Gòn-Gia Địnhtrong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968... Vào lúc 1 giờ 30 ngày 31-1-1968, 15 chiến sĩĐội 5 biệt động Sài Gòn- Gia Định đã tấn công vào Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.
Sau hơn một ngày đêm chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, đối đầu với kẻ thù đông hơn về số lượng, tám chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, bảy chiến sĩ bị sa vào tay giặc; tất cả cán bộ, chiến sĩ Đội 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tổ quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn các chiến sĩ biệt động Sài Gòn-Gia Định đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”.
Theo Bộ Xây dựng, việc ghi nhận, tưởng nhớ chiến công và sự hi sinh của các chiến sỹ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là cần thiết và phải thường xuyên thực hiện nhằmgiáo dục truyền thốngyêu nước, tinh thần dũng cảm hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc đến các thế hệ mai sau.