Cách khử trùng xe hơi trong mùa dịch COVID-19

Ngoài việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và vệ sinh các thiết bị điện tử (điện thoại, laptop...) thì bạn cũng nên làm sạch xe hơi để hạn chế vi khuẩn, virus. 

Xe hơi cũng là nơi mà bạn cần vệ sinh thật kỹ để hạn chế vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

1. Sử dụng máy lọc không khí HEPA

HEPA (High Efficiency Particulate Air) là bộ lọc khí đạt tiêu chuẩn HEPA, có thể lọc được các hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,3 micromet, bao gồm nhiều chất gây ô nhiễm trong không khí. 

Tại triển lãm CES cách đây không lâu, hãng JVC đã trình làng mẫu máy lọc không khí KS-GA100 cho xe hơi. Thiết bị có kiểu dáng tương tự như một chiếc ly và sử dụng nguồn điện 12 Volt, KS-GA100 có thể lọc được các hại bụi nhỏ (bao gồm vi khuẩn) và làm sạch khoảng 8 m2 không khí mỗi giờ.

loc-khong-khi-xe-hoi

JVC KS-GA100 có thể lọc được các hại bụi nhỏ trên xe hơi. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất xe hơi cũng tích hợp sẵn công nghệ lọc không khí chất lượng cao trên xe, đơn cử như mẫu Toyota Camry Hybrid được ra mắt vào năm 2007 (sử dụng công nghệ Plasmacluster của Sharp). Tương tự, Tesla cũng cung cấp bộ lọc không khí trong cabin cho hai model S và X.

Lưu ý rằng lọc không khí HEPA không hoàn toàn có thể chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2 (gây dịch COVID-19) nhưng sẽ phần nào làm sạch không khí và loại bỏ bớt các vi khuẩn có hại.

2. Tia cực tím

Trong khi người dùng thông thường sử dụng bộ lọc HEPA và mặt nạ N95 thì nhiều bệnh viện lại sử dụng tia UV-C để khử trùng và chống lại virus. Hiện tại, Jaguar Land Rover cũng đang phát triển công nghệ sử dụng tia UV-C trong hệ thống thông gió của xe hơi để tiêu diệt vi trùng trước khi chúng thổi vào mặt bạn.

yanfeng

Mẫu máy lọc không khí cho xe hơi, sử dụng tia UV-C để tiêu diệt vi khuẩn. Ảnh: Yanfeng

Nhà sản xuất nội thất xe hơi Yanfeng cũng vừa hé lộ thông tin về cái gọi là wellness pod, có thể làm sạch không khí trong xe bằng tia UV-C và tạo mùi thơm.

Lưu ý, tia UV-C có thể gây ung thư và đục thủy tinh thể nếu được chiếu trực tiếp vào mô người. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Trường ĐH Y Columbia đã phát hiện ra một dạng UV-C có thể tiêu diệt vi khuẩn mà không gây hại cho mô người nếu ánh sáng có băng thông hẹp và ở phía xa của phổ tia UV. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm