Đi nước ngoài về phải... 'thích nghi lại'

“Thích nghi lại”

“Thích nghi lại” là một ưu tiên tối thượng của những người trẻ sau một quãng thời gian dài sống tại một quốc gia khác được xem là dân chủ và văn minh hơn. Cũng giống như tình trạng “shock văn hóa ngược” là hiện tượng phổ biến, khi sự “lộn xộn trong sinh hoạt” và môi trường ô nhiễm của Việt Nam là những thứ đã tạm quên trong tâm trí người trở về.

Không thích nghi là chết, nhập gia tùy tục, đó là luật, luật bất thành văn và châm ngôn dành cho những người bắt đầu lại. Người nhanh thì mất vài tháng, không thì nửa năm, bình thường thì phải một năm, nói như họ là thời gian để cân bằng lại cuộc sống.

Người Việt nhậu giỏi... nhì Đông Nam Á (!) - ảnh 2

Có người mới về, năm đầu tiên là thảm họa. Nhìn đâu cũng bất mãn, nhìn đâu cũng chán chường. Nhiều bà mẹ cho con mình đi học nước ngoài, sau về kể lại và đồng cảm với nhau là năm đầu tiên nó về, nó cứ chê nhà bẩn quá và họ chỉ nghĩ là bên Tây nó sạch quen rồi, chứ chắc chả mấy ai nghĩ nhà mình bẩn thật.

Ở các nước phương Tây, khi mới sang, sinh viên hay người đi làm ăn cũng phải mất một thời gian để làm quen với môi trường mới. Cái thiếu thốn duy nhất đó là tinh thần nhưng khi cân bằng lại được thì mọi vấn đề khác được giải quyết rất nhanh chóng và sống ổn, an toàn và chất lượng hơn rất nhiều so với ở Việt Nam.

Cái được nhiều nhất của người đi nước ngoài đó là được tiếp xúc với một nền văn minh mới, lịch sự, văn hóa. 

Không rượu bia là không xong việc

Ở Tây, uống rượu uống bia là hoàn toàn tự nguyện, không có bắt ép hay là “vào ba ra bảy”. Họ vẫn vui vẻ, dù có là uống xong cả hai cùng nằm lại trên vỉa hè. Còn ở Việt Nam, tới 44,2% số nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại. Nhìn đâu cũng thấy toàn bụng là bụng, người Việt đã bé, bụng lại to và rõ ràng còn lười tập thể dục thể thao.

Người Việt nhậu giỏi... nhì Đông Nam Á (!) - ảnh 1

Vì rượu, hai nạn nhân bị đâm đang được bác sĩ cấp cứu nhưng một người đã chết trước khi đưa vô bệnh viện. Ảnh: TRẦN NGỌC

Quán nhậu mọc lên nhan nhản, phụ nữ hở hang di chuyển khắp nơi, phục vụ cho quan niệm “ký kết trên bàn nhậu”. Xã hội tự thừa nhận với nhau không rượu bia là không xong việc. Phải chăng đó chỉ là cái cớ chứng minh cho một xã hội yếu kém năng lực công tác.

Không thích nghi thì bị đào thải nhưng hạ mình xuống, bỏ những tiến bộ để thích nghi với một xã hội kém văn minh hơn có thể giải quyết vấn đề tái hòa nhập, còn câu chuyện chung tay thay đổi văn hóa theo hướng đi lên lại không thể thực hiện nổi.

Và một hiện trạng buồn là ở Việt Nam, thích nghi theo hướng xấu (chen lấn, làm ăn chộp giật, đút lót…) lại được để ý đầu tiên do xung đột lợi ích. Và dần dần khi văn minh bị bỏ lại phía sau lưng, những năm tháng sống có văn hóa bỗng trở nên mù mịt và lãng quên như một kỷ niệm đẹp.

Và thích nghi vẫn phải thích nghi, nhưng thích nghi phải là một cách có ý thức, thích nghi có chọn lọc bên cạnh việc tranh thủ “phát tán” những tư tưởng, hành động văn minh. Một người cứu không nổi, nhưng sự chung tay của cả một cộng đồng người có thiện chí, chắc chắn những điều tốt đẹp dần dần sẽ hiện ra.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

(PLO)- Để tránh vướng nợ xấu khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thẻ phải có kế hoạch chi tiêu thông minh, thanh toán nợ đúng hạn…