Khó mấy cũng phải làm!

Người ta chấp hành luật lệ giao thông ở mọi lúc, mọi nơi và khi mới qua, tôi đã không khỏi ngạc nhiên vì hiếm khi thấy bóng cảnh sát giao thông trên đường. Người dân Nhật thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong giao thông, không dựa trên sự cưỡng chế của luật pháp mà dựa trên ý thức của mọi người.

Thời mẫu giáo, tiểu học, các em đã được thầy, cô giáo hướng dẫn một số quy định đơn giản về cách thức lưu thông trên đường. Lên trung học, đại học, các em sẽ biết thêm nhiều quy định khác có phần phức tạp hơn để giữ gìn trật tự giao thông, hạn chế ùn tắc, tai nạn... Ấy thế mà có không ít lần tôi chứng kiến các em học sinh, sinh viên, công chức... tỉnh bơ phóng nhanh, vượt ẩu. Ngoài xe gắn máy, cả ôtô cũng vi phạm các lỗi này. Bản thân tôi dù luôn có ý thức chấp hành luật giao thông nhưng đã có nhiều lần bị xe khác tông phía sau (hay bị cằn nhằn, chửi rủa) khi dừng đèn đỏ! Rồi có những lần đang chạy thẳng, tôi đã suýt bị một số xe từ trong các đường nhỏ hay trong hẻm chạy ra đâm phải. Lẽ ra phải giảm ga để đảm bảo sự an toàn và phải nhường đường cho người khác theo đúng luật, nhiều người đã không làm được vậy.

Chính ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của dân Nhật đã tạo áp lực khiến ai cũng phải tuân theo, ngay cả những người nước ngoài như tôi. Khi mọi thứ đã trở thành thói quen chung, người ta sẽ ít vi phạm để không bị coi là “không giống ai”. Do vậy, việc xây dựng được ý thức và văn hóa ứng xử trong giao thông sẽ là một đòi hỏi, thách thức lớn để nước ta có thể thực sự trở thành một đất nước phát triển.

phambetoan...@yahoo.com

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm