Không thể phát biên lai cho từng cá nhân

Bảo trợ xã hội (gồm có: Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Xóa đói giảm nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ Phòng chống lụt bão) 70 ngàn đồng/năm. Ngoài ra, trong năm còn có những khoản vận động thu khác để chăm lo cho thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự; xây dựng các công trình nâng cấp đường và cống trong khu phố; chăm lo cho các hộ nghèo neo đơn không có khả năng ăn Tết... Về cách thức thu tiền, phường sẽ thu một lần trong năm hoặc thu theo quý.

Một người dân thuộc tổ dân phố 79 không hài lòng: “Nhà tôi có ba hộ khẩu do các con vẫn chung sống cùng một địa chỉ. Hàng năm chúng tôi phải “cắn răng” đóng cho đủ tiêu chuẩn của ba hộ mà không hề biết tiền này dùng để làm gì!...”.

Ông Nguyễn Y Nhã, Chủ tịch UBND phường 12, quận Bình Thạnh, giải thích: Phường thu tiền dân theo các quy định của Chính phủ và UBND TP.HCM chứ không tự tiện bắt dân đóng góp. Những khoản thu như cứu trợ thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn... là do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động.

Là địa bàn đông dân nhất quận với hơn 40 ngàn dân và hơn tám ngàn hộ, phường không thể cấp biên lai thu tiền cho từng hộ dân ở mỗi lần thu (theo quý). Khi nộp tiền, đại diện các hộ dân ký tên vào “sổ thu, chi của tổ dân phố”. Khi thu tiền, các tổ dân phố phải ký tên vào “sổ đóng góp của hộ dân”. Đến cuối năm, UBND phường sẽ ghi biên lai tài chính cho từng tổ dân phố. Toàn bộ số tiền thu được phường đều đem nộp cho Kho bạc nhà nước. Cứ mỗi quý phường tổ chức công khai việc thu chi cho các tổ trưởng biết để thông báo lại cho người dân trong các kỳ họp tổ. Đồng thời, phường cũng niêm yết bản thu chi tại trụ sở và báo cáo đầy đủ cho Hội đồng nhân dân phường”.

Một cán bộ lãnh đạo UBND quận Bình Thạnh cũng cho biết tùy theo tình hình thực tế của từng phường, các chủ tịch phường có thể chủ động đưa ra biện pháp quản lý việc sử dụng hiệu quả các nguồn thu do dân đóng góp. Nếu có gì chưa đúng, quận sẽ kiểm tra, chấn chỉnh ngay.

NHƯ NGHĨA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm