Không thiếu luật, chỉ ngại thiếu quyết tâm xử lý

Nhưng vẫn có những bà mẹ dùng dao cắt gân tay, chân con; những ông cha nhốt con trong nhà, không cho ăn uống, đi lại hoặc dùng cây, dây nịt đánh con thừa chết thiếu sống. Cũng theo pháp luật, người vi phạm nếu nhẹ thì bị phạt hành chính, nếu nặng thì bị xử lý hình sự. Nhưng ngoại trừ vài trường hợp gây thương tích nặng, bị báo chí liên tục phản ánh và sau đó đã bị xử lý hình sự thì có mấy cá nhân bạo hành con cái bị cảnh cáo, phạt tiền?

Đã có nhiều ý kiến lo ngại mức xử phạt hành chính còn quá nhẹ nên thiếu tác dụng răn đe. Tôi lại có suy nghĩ khác: Nếu phường, xã, quận, huyện nào cũng kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý hành chính người vi phạm thì số lượng con trẻ bị thân nhân bạo hành đã không ở mức khủng khiếp như lâu nay. Như vậy, mấu chốt cần tập trung giải quyết ở đây không phải là xem xét, chỉnh sửa các quy định liên quan mà là ở chỗ cùng nhau thực hiện đúng và đủ các quy định hiện hành.

Luật gia ĐÀM VIỆT (Quận 1)

Dường như một số người đang có những suy nghĩ lệch lạc, sai pháp luật ở chỗ cho rằng “con tôi tôi có quyền đánh” hay “chuyện dạy dỗ con cái là chuyện riêng của từng nhà”. Thiết nghĩ, roi vọt hay những hình thức bạo hành khác chỉ thể hiện sự bất lực, không có lối ra của nhiều bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con trẻ và dễ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường trước mắt lẫn về sau. Thay vì đánh đập, hành hạ, thậm chí ngược đãi, các bậc cha mẹ nên trao đổi, lắng nghe để xác định vì sao con trẻ lại có những hành vi sai trái. Từ những phân tích thiệt hơn, sự quan tâm, thương yêu của người lớn, các trẻ sẽ dần dần biết định hướng và biết hành động đúng.

Trong khi chờ nhiều người thay đổi các suy nghĩ lệch lạc theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” thì việc sử dụng hợp lý các công cụ chế tài của pháp luật vẫn là giải pháp tối ưu để hạn chế nạn bạo hành trẻ em. Nói như lời của một vị đại biểu nào đó là “hãy làm đi, đừng nói nhiều nữa!”.

LÊ MINH HOÀNG (Quận 4)

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm