Con ở với ai?

Hôm ấy, đứa trẻ đến theo yêu cầu của tòa để đưa ra ý kiến về việc mình muốn ở với cha hay với mẹ sau khi cha mẹ ly hôn. Đây là cơ sở để tòa án đưa ra quyết định - một thủ tục bắt buộc đối với các vụ án ly hôn có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con mà con cái đã đủ chín tuổi trở lên.

Đưa ra ý kiến muốn ở với ai gần như là quyền duy nhất của các đứa trẻ trong vụ án ly hôn. Nhưng trước tòa, hầu như mọi đứa trẻ đều không muốn trả lời câu hỏi này.

Nếu bạn hỏi bất kỳ đứa trẻ nào rằng “Con muốn ở với ai?”, bạn sẽ luôn nhận được câu trả lời “Con muốn ở với ba mẹ”. Ở tòa cũng thế, khi tòa hỏi, đứa trẻ liền nói ngay mà không cần suy nghĩ: “Con muốn ở với cả ba và mẹ!”. Nhưng đây không phải là câu trả lời mà tòa cần, theo thủ tục bắt buộc. Vậy là đứa trẻ phải trả lời lại một lần nữa sau thời gian đắn đo, suy nghĩ. Đây quả là câu hỏi hóc búa, chẳng dễ dàng gì đối với một đứa trẻ khi cả hai phương án lựa chọn chúng đều không mong muốn. Vì vậy, câu trả lời của chúng thường kèm theo nước mắt.

Trong nghề nghiệp của mình, đây không phải là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với những giọt nước mắt nghẹn lòng như thế. Nhưng có lẽ đây là lần tôi xót xa hơn cả. Tôi xót xa khi biết rằng bộ áo thật đẹp mà bé đang mặc là để tham dự buổi tổng kết cuối năm ở trường. Nhưng khi lễ vừa bắt đầu, cha bé được tòa án yêu cầu đưa bé đến tòa để hoàn tất thủ tục cần thiết.

Thế nên buổi lễ tổng kết cuối năm của bé đã phải dở dang. Chiếc áo đẹp để vui cùng bạn bè đã phải thấm bao nhiêu là nước mắt. Những cảm xúc hân hoan đã phải nhường chỗ cho nỗi buồn đứt gãy quá sức chịu đựng của một đứa trẻ.

Tôi xót xa hơn khi biết rằng sau khi mẹ đột ngột bỏ nhà ra đi vì mâu thuẫn, ba cha con của bé đã chở nhau đi nhiều nơi để thuyết phục mẹ về. Nhưng tất cả đều vô vọng. Hằng đêm, hai đứa nhỏ thèm được mẹ ôm vào lòng, thèm được mẹ chuyện trò...

Chờ đợi là vậy nhưng hôm ấy, khi gặp mẹ ở tòa, không biết có phải vì quá hờn tủi mẹ hay vì điều gì khác, bé đi thẳng vào phòng lấy lời khai mà không nói với mẹ một lời. Khi quay ra, nó khóc rất nhiều. Và sau đó, khi biên bản đã xong, nó rón rén đến ngồi với mẹ nơi băng ghế trước tòa.

Nó vừa trả lời tòa nó quyết định sẽ ở với cha.

Đứa nhỏ hơn (dưới chín tuổi) chưa được nêu ý kiến thì lấy viết ra vẽ những bức thư để gửi cha. Trong thư là những căn nhà mà ở đó các nhân vật chính đã không còn đầy đủ như chính cuộc sống hiện tại của bé vậy.

Cái tổ ấm của bé bây giờ chỉ có ba cha con ở với nhau...

LS ĐINH THỊ QUỲNH NHƯ

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.