Lần 6 Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ chìm canô ở Cần Giờ
NGUYỄN ĐỨC
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Công an đề nghị nhanh chóng giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp về vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” trong vụ án chìm canô ở Cần Giờ năm 2013.
Canô do công ty ông Vũ Văn Đảo đóng theo đặt hàng của Cảnh sát PCCC Bà Rịa-Vũng Tàu
Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 8370 ngày 14-10-2015 và số 10345 ngày 30-11-2016, đồng thời xem xét và xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí miền Nam (AlphaECC) theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3-2018.
Trong đơn gửi Thủ tướng Chính phủ trước đó, AlphaECC nêu: đã có dự án đầu tư tại Myanmar từ năm 2013 và sẽ hợp tác với đối tác Myanmar, Ấn Độ để thành lập doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ dầu khí tại thị trường Myanmar. Hiện doanh nghiệp tại Myanmar gặp rất nhiều khó khăn và phía Myanmar đã nhiều lần mời ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc AlphaECC sang. Tuy nhiên ông Đảo không thể xuất cảnh vì bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cấm xuất cảnh từ năm 2013 đối với vụ án chìm canô ở Cần Giờ.
Liên quan đến vụ án này, Văn phòng Chính phủ trước đó đã năm lần ra công văn chỉ đạo Bộ Công an, VKSND Tối cao, UBND TP.HCM… và tòa án đã hai lần trả hồ sơ vì không có căn cứ xét xử.
Trước đó, tại Công văn số 10345/VPCP-V1, Văn phòng Chính phủ cũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc yêu cầu Bộ Công an thực hiện chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ liên quan đến thư kiến nghị của Công ty CP Công nghệ Việt Séc phản ánh Cơ quan điều tra Công an TP.HCM lạm dụng quyền lực trong vụ án chìm canô ở huyện Cần Giờ.
Thủ tướng cũng giao chủ tịch UBND TP.HCM phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra vụ việc, đề xuất các giải pháp giải quyết lên Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, rất nhiều công văn, ý kiến của các chuyên gia pháp luật, của các ban ngành liên quan đề nghị xem xét vụ án. Ban Nội chính Trung ương cũng yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ án.
Ngoài ra, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng kiến nghị giải quyết dứt điểm oan sai, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; không vì hậu quả vụ tai nạn mà tùy tiện khởi tố người sản xuất ra phương tiện giao thông.
“Chứng minh tội phạm là trách nhiệm của cơ quan tố tụng nhưng không vì thế mà vi phạm các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, ngâm án, treo án, làm oan người vô tội, hành dân và doanh nghiệp”, VCCI nêu.
Như vậy, đây là lần thứ 6, Văn phòng Chính phủ ra công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ liên quan đến vụ án này. Nhưng 5 năm qua, vụ án chìm canô ở huyện Cần Giờ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, các bị can vẫn mỏi mòn chờ đợi công lí.
"Tôi đã nhiều lần có đơn xin gặp lãnh đạo VKSND TP.HCM, Công an TP.HCM để đối thoại làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án nhưng đến nay vẫn rơi vào im lặng. Trong khi lãnh đạo Chính phủ, Ban Nội chính đã nhiều lần lên tiếng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ án thì các cơ quan tố tụng đến nay vẫn không thực hiện. Tôi mong muốn vụ án được xét xử công khai, không chứng minh tội phạm được thì phải tuyên vô tội chứ không thể ngâm án gây khổ cho công dân và những người lao động trong công ty chúng tôi"- ông Vũ Văn Đảo bức xúc.
Ông Vũ Văn Đảo và ông Đinh Văn Quyết liên tục kêu oan và đề nghị giải quyết dứt điểm vụ án đã kéo dài 5 năm nay. Ảnh: N.Đ
Ngày 2-8-2013, một vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến 9 người tử vong trên biển. Do tài công điều khiển canô bị nạn BP 12-04-02 tử vong, cơ quan cảnh sát điều tra đình chỉ điều tra tội Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường thủy.
Tuy nhiên hai người sản xuất canô ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc Công ty Công nghệ Việt Séc và ông Đinh Văn Quyết - Giám đốc Công ty Vũng Tàu - Maria bị khởi tố về tội Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.
Ngày 17-10-2014, VKS hoàn tất cáo trạng truy tố hai ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết theo điều 214 Bộ luật Hình sự.
Sau cáo trạng truy tố, rất nhiều cơ quan tổ chức, người lao động, các chuyên gia pháp luật đã đề nghị cơ quan tố tụng của TP.HCM xem xét lại vụ án để tránh oan sai. Nhiều chuyên gia pháp luật khẳng định, việc truy tố hai ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết theo Điều 214 Bộ luật Hình sự là không có cơ sở.
Ngày 17-4-2015, TAND TP.HCM trả hồ sơ lần 1 yêu cầu làm rõ kết quả giám định và nguyên nhân vụ tai nạn.
Ngày 26-5-2015, VKS cùng cấp có công văn khẳng định do không có chứng nhận Đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam là không đảm bảo an toàn.
Trong quá trình điều tra bổ sung, ngày 25-6-2015, Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) đã có Công văn khẳng định canô bị nạn thuộc đăng kiểm của Phòng Đăng kiểm Hải quân, Bộ GTVT không có thẩm quyền đăng kiểm.
Ngày 17-7-2015, TAND TP.HCM tiếp tục trả hồ sơ đề nghị VKS điều tra bổ sung lần 2.
Ngày 28-7-2015, VKSND TP.HCM ra quyết định trả hồ sơ vụ án “chìm canô ở huyện Cần Giờ” để Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM điều tra bổ sung.
- Ngày 28-8-2015, Công an TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can với lý do: Sau khi tiến hành điều tra thấy vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” cần phải giám định tư pháp đối với canô BP 12-04-02.
Do đó, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM quyết định tạm đình điều tra vụ án hình sự "Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn" xảy ra ngày 2-8-2013 tại huyện Cần Giờ, TP.HCM theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 372-01 ngày 4/9/2013 để chờ kết luận giám định.
Ngày 18-11-2015, Hội đồng giám định đưa ra kết luận giám định vụ án. Sau kết luận giám định đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vẫn cấm xuất cảnh ông Đảo, ông Quyết và vụ án không biết khi nào kết thúc.
(PLO)- Liên quan đến vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP.HCM xảy ra cách đây hơn ba năm, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương đã có công văn chuyển đến Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM đề nghị làm rõ xử lý vụ việc.
(PLO)- Sau nhiều giờ di chuyển bằng tàu hỏa, đoàn cán bộ, chiến sĩ các khối diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng đã đến ga Biên Hòa (Đồng Nai) sẵn sàng cho cho công tác huấn luyện diễu binh 30-4.
(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.
(PLO)- Các luật sư đã tư vấn, giải thích pháp luật để học sinh đang sinh hoạt tại mái ấm Tân Bình biết và hiểu nhằm áp dụng, thực hiện đúng các quy định pháp luật.
(PLO)- Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao là một trong số ba cơ quan điều tra thuộc hệ thống cơ quan điều tra; có nhiệm vụ chính là điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ.
(PLO)- Chương trình cấp căn cước và tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Bến Thành, TP.HCM mang đến tiện ích, giúp người dân dễ dàng thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng và thuận tiện.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã bổ sung hình phạt chính là chung thân không xét giảm án và hai hình phạt bổ sung là cấm nhập cảnh và giám sát điện tử.
(PLO)- TP.HCM triển khai cấp căn cước, định danh điện tử ngay tại ga Metro số 1, tạo thuận lợi cho người dân tích hợp tiện ích số khi di chuyển công cộng.
(PLO)- Chúng ta đang sống trong một nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật nên các hành vi vi phạm sẽ luôn bị xử lý đúng theo quy định, cho dù bạn là ai, sức ảnh hưởng của bạn như thế nào.
(PLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Bộ đội Biên phòng đã đấu tranh thành công 16 Chuyên án ma túy, bắt giữ, xử lý 1.380 vụ/2.304 đối tượng, thu giữ 583 kg ma tuý các loại.
(PLO)- Tại phần tranh luận, các LS trình bày, đưa ra các tình tiết để xin giảm nhẹ cho các bị cáo; HĐXX nhắc nhở, lưu ý các luật sư về việc xưng hô, dùng từ tại phiên tòa.
(PLO)- Để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật nên có nghị quyết hướng dẫn rõ về trường hợp hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
(PLO)- 20 bị cáo trong vụ sử dụng vũ khí quân dụng, giết người, gây náo loạn đường phố ở TP Cần Thơ năm 2023 bị VKS đề nghị mức án cao nhất 15-17 năm tù.
(PLO)- Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đang tiến hành điều tra dấu hiệu về tội xâm phạm chỗ ở của người khác trong vụ một người dân đi ăn giỗ về thì bị chiếm mất nhà.
(PLO)- Luật sư cho rằng thân chủ của mình hạn chế, kém cỏi trong hiểu biết pháp luật chuyên ngành về trái phiếu nên đề nghị cho hưởng tình tiết phạm tội do lạc hậu.
(PLO)- Pháp luật quy định cậu ruột được nhận cháu làm con nuôi; UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
(PLO)- Theo các giảng viên, cần bổ sung chế tài hình sự đối với một số hành vi vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong các lĩnh vực như công nghệ mới, kiểm toán độc lập, thuốc lá điện tử...