Thông tin trên vừa được ông Cheerasak Pipatpongsopon, Phó Tổng cục trưởng Cục Phát triển chăn nuôi thông báo vào hôm 5-3. 13 tỉnh, thành gồm có Surin, Chon Buri, Sumut Prakan, Chachoengsao, Nan, Buri Ram, Ubon Ratchathaini, Chiang Rai, Rot Et, Songkhla, Rayong, Tak và Sri Sa Ket.
Cục cũng cho biết hiện có 42 tỉnh, thành khác cũng đang trong khu vực dễ lây lan dịch bệnh.
Theo Cục Kiểm soát Bệnh tật (DDC), ba người đã chết vì bệnh dại trong khi đã có 247 con vật bị nhiễm bệnh. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số vật bị chết do dại tăng 1,5 lần so với tổng năm ngoái.
Chỉ trong hai tháng, Thái Lan đã có ba người chết vì bệnh dại. Ảnh: Zing
Đa phần chó bị nhiễm dại nhiều nhất, tiếp đến là mèo và bò. Theo bác sĩ Cheerasak, nguyên nhân chính để bệnh dại lây lan mất kiểm soát như hiện nay là do chủ vật nuôi đã không thực hiện đúng quy trình chủng ngừa dẫn đến chó mèo của họ dễ dàng mắc căn bệnh chết người này.
Họ cũng thả rông cho mèo khiến chúng dễ dàng tiếp xúc với chó mang mầm bệnh. Chưa kể, người bệnh sau khi bị chó mèo cắn, cào vẫn chủ quan, không tiêm phòng đầy đủ, cũng như không nhận định đúng tính chất nguy hiểm của căn bệnh.
Ông Monchanok Khongpan, Giám đốc Văn phòng Chăn nuôi ở huyện Mae Sot, cho hay văn phòng này đã kêu gọi cư dân sống trong khu vực bán kính 5 km gần BV Mae Sot để đưa vật nuôi đến tiêm phòng sau khi phát hiện một con chó chết ở gần bệnh viện.
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, ủ bệnh trong vòng 10 ngày với nhiều triệu chứng rõ rệt. Ban đầu vật nuôi sẽ trở nên cáu kỉnh, tránh xa người. Hai ba ngày tiếp theo sẽ trở nên hung dữ, chảy nước dãi. Những ngày cuối cùng sẽ bị tê liệt và tử vong. Người bị động vật nhiễm bệnh cắn phải cũng phải được chữa trị nhanh chóng nếu không cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.