Bà Merkel: Châu Âu mất niềm tin vào nước Mỹ

“Châu Âu không còn có thể trông cậy hoàn toàn vào các đồng minh. Tôi đã nhận ra điều này trong vài ngày gần đây. Và đó là lý do tôi nói châu Âu phải thật sự nắm giữ số phận mình trong chính đôi bàn tay của mình - dĩ nhiên là trong tình hữu nghị với Mỹ, với Anh và với các láng giềng tốt nếu có thể, cả với các nước khác, thậm chí với Nga. Chúng ta phải biết rằng chúng ta phải tự chiến đấu cho tương lai của chính mình, cho số phận châu Âu của chúng ta”.

Đây là lời nói của Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 28-5, tại một sự kiện lễ hội uống bia ở Munich (Đức), một ngày sau khi hội nghị G7 kết thúc ở Ý và ba ngày sau khi hội nghị NATO kết thúc ở Bỉ.

Bà Merkel (phải) trong một sự kiện uống bia ở Munich (Đức) ngày 28-5. Ảnh: GETTY IMAGES

Bà Merkel (phải) trong một sự kiện uống bia ở Munich (Đức) ngày 28-5. Ảnh: GETTY IMAGES

Bà Merkel không đề cập đến tên Tổng thống Mỹ Donald Trump - người đã mạnh miệng chỉ trích các đồng minh NATO và từ chối ủng hộ hiệp ước chống biến đổi khí hậu Paris, đồng thời ngó lơ không đề cập đến Điều 5 quy định về "phòng vệ tập thế" của NATO.

Trong hai ngày hội nghị G7, ông Trump va chạm với các lãnh đạo không chỉ Đức, mà cả Pháp, Anh, Ý, Canada, Nhật về nhiều vấn đề. Ông Trump dù đồng ý chống bảo hộ thương mại nhưng lại từ chối tuyên bố có ủng hộ hay không hiệp ước chống biến đổi khí hậu Paris, nói mình cần thêm thời gian để quyết định. Ông Trump còn chỉ trích thặng dư thương mại của Đức với Mỹ.

Tại hội nghị NATO, ông Trump một lần nữa mạnh miệng chỉ trích các đồng minh không chi đủ cho quốc phòng, không cam kết tuân thủ hiệp ước phòng thủ tập thể.

Thủ tướng Đức Merkel (trái) và Tổng thống Mỹ Trump trước phiên khai mạc hội nghị G7 ở Ý ngày 26-5. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Đức Merkel (trái) và Tổng thống Mỹ Trump trước phiên khai mạc hội nghị G7 ở Ý ngày 26-5. Ảnh: REUTERS

Trong khi có bước xa rời Mỹ, Anh, bà Merkel lại tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh châu Âu khác, đặc biệt là Pháp. Pháp là đối tác thương mại lớn thứ hai của Đức. Chiến thắng của ông Macron theo tư tưởng ôn hòa cải cách đã mang lại cho Đức hy vọng lớn rằng hai nước có thể hợp tác phục hồi kinh tế châu Âu.

Chẳng lạ là ngày 28-5 bà Merkel cho biết hy vọng chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thành công: “Nếu giúp được điều gì, Đức sẽ giúp. Vì Đức chỉ có thể tốt khi châu Âu tốt”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm