Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng

. Phóng viên:Được biết bà đã từng đi Trường Sa, đã gặp và tiếp xúc với những các thầy cô, các em học sinh nơi đây. Cảm nhận của bà về tình hình học tập của thầy trò ở Trường Sa như thế nào, thưa bà?

Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 1
+ Bà Trương Mỹ Hoa: Tôi đến đảo Trường Sa lớn nhân dịp lễ cầu siêu, ở ngoài đó chưa có trường học mà chỉ có phòng học. Một phòng học có nhiều lớp, một thầy dạy mấy lớp, dạy xong cho em này thì xoay qua chỉ cho em kia. Cơ sở vật chất cho việc học tập ở đây còn rất thiếu thốn, sách vở chưa nhiều, thư viện cũng chưa có, chỉ có một số ít sách để trên tủ. Đó chỉ là chỗ học, chỗ dạy chứ chưa thể gọi là trường lớp được.

. Chính vì vậy mà bà có ý tưởng xây trường học tại đây?

+ Huyện Trường Sa có ba đơn vị hành chính trực thuộc: Thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn (các xã được thành lập trên cơ sở đảo và các đảo, bãi đá phụ cận). Như vậy huyện này có hai xã và một thị trấn. Ngay tại thị trấn Trường Sa nơi tôi đặt chân đến mà cơ sở vật chất cho việc học còn thiếu thốn như vậy thì ở những xã đảo xa hơn như Song Tử Tây, Sinh Tồn còn khó khăn hơn nhiều. Tôi nghĩ có trường thì mới có thầy ra thầy, trò ra trò được. Tôi mong muốn có một ngôi trường tại thị trấn Trường Sa để các cháu có chỗ học tập. Khi về đất liền, nỗi nhớ biển, đảo càng làm tôi quyết tâm đề xuất xây trường cho các em, tôi đưa ý tưởng này bàn với Trung ương Đoàn, các đồng chí đồng ý ngay, tôi trao đổi với Ban biên tập báo Pháp Luật TP.HCM thì nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, thế là cùng bắt tay làm thôi.

. Về đất liền, bà nhớ gì nhất khi nhắc đến Trường Sa?

+ Tôi nhớ khi gặp ba mẹ các em, họ nói: “Nếu ở đây có được trường, các cháu nó yên ổn học thì tụi em mới yên tâm bám đảo”. Xa đất liền thì được nhưng xa cái chữ thì không được. Lâu nay mình chăm lo xây trường cho các vùng sâu vùng xa, đảo vừa là vùng sâu vừa là vùng xa nên việc xây trường cho nơi này là lẽ đương nhiên. Chúng ta thành lập một xã đảo nghĩa là nơi ấy là một địa bàn dân cư, phải phục vụ những yêu cầu dân sinh ở đây, trong đó có trường học.

Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 2

Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 3

Một nỗi nhớ nữa là hình ảnh các viên gạch, tấm ngói ở chùa Trường Sa Lớn đều có quốc huy Việt Nam. Tôi nghĩ chúng ta xây một ngôi trường cũng vậy cũng chính là tiếp tục khẳng định chủ quyền một vùng đất mà ông cha chúng ta đã khai phá và gìn giữ hàng trăm năm qua, nay giao chúng ta tiếp tục bảo vệ và phát triển. Chúng tôi dự định sẽ xây trường với quy mô vừa phải, trong khuôn viên 300 m2 với sáu phòng học được trang bị một cách đầy đủ cho việc dạy và học, bên cạnh đó sẽ có những trang thiết bị cần thiết cho trường như phòng làm việc, phòng ở cho giáo viên, công trình vệ sinh, công trình chứa nước sạch…

Rất vui là từ khi chuẩn bị chương trình này, tôi trao đổi với các nhà tài trợ, ai cũng đồng tình, ai cũng muốn làm sớm. Thậm chí có người còn nói rằng tôi có mấy nhỏ ở nước ngoài, để điện thoại gọi nó chung tay. Khi tôi nói chuyện này với những vị tu hành, họ đều nói đó là chuyện cần làm và luôn sẵn lòng góp sức. Sau những nghĩa cử ấy của cộng đồng, tôi hiểu rằng người dân ở đất liền muốn chia sẻ với cư dân biển, đảo còn nhiều khó khăn, đồng thời cũng là gánh một phần trách nhiệm với người đang ở nơi đầu sóng ngọn gió.

. Xin cảm ơn bà.

Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 4
Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 5
Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 6
Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 7
Trách nhiệm với đồng bào nơi đầu sóng ảnh 8

Ban chỉ đạo chương trình “Vì học sinh trường sa thân yêu”

Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Trưởng ban Chỉ đạo.

Ông Phạm Phú Tâm, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Phó ban Thường trực.

ÔngLê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, thành viên.

ÔngNguyễn Đức Vượng, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, thành viên.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐND huyện Trường Sa (Khánh Hòa), thành viên.

Mọi chi tiết và đóng góp của quý vị cho chương trình Vì học sinh Trường Sa thân yêu - do Quỹ học bổng Vừ A Dính và báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp tổ chức - xin liên hệ tại:

Quỹ học bổng Vừ A Dính, số 13-15-17 Trương Định, phường 6, quận 3, TP.HCM,ĐT: 08.66741106 - 0903669564 (bà Vân Thủy).

BáoPháp Luật Tp.Hcm, số 34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM, ĐT: 08.39910101 - 0903706402 (bà Cát Thị Kim Xuân). Tài khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo Pháp Luật TP.HCM, Tài khoản: 102010001575486, Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 10, TP.HCM.

Nội dung chuyển khoản: Xin vui lòng ghi rõ: Ủng hộ chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”.

THANH MẬN thực hiện

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm