Đề nghị thêm nội dung cấm bôi nhọ lãnh tụ vào luật

Ông Tú đề nghị tại khoản 2 Điều 8 của dự thảo luật về các hành vi bị nghiêm cấm, cần phải bổ sung cụm từ “xúc phạm, bôi nhọ lãnh tụ”.
Bởi theo ông Tú, hiện nay trên không gian mạng, nhất là ở các diễn đàn mạng xã hội, các phần tử phản động chống phá đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, xét lại các lãnh tụ cách mạng Việt Nam, đồng thời tung hê, ca ngợi các nhân vật làm tay sai, cộng tác với đế quốc, thực dân trước đây.

Ông Trần Quốc Tú góp ý dự thảo luật. Ảnh: TÁ LÂM

“Mục đích là hạ bệ thần tượng, gây hoang mang, hoài nghi và bất mãn trong quần chúng để tiến đến mưu đồ chống phá Đảng và Nhà nước. Do đó, việc bôi nhọ lãnh tụ là hành vi nguy hiểm, trực tiếp ảnh hưởng đến chế độ, an ninh quốc gia” - ông Tú nói.

Cũng tại Điều 8 của dự thảo luật về các hành vi bị cấm, ông Tú đề nghị bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm đối với các cơ quan quản lý, cá nhân có thẩm quyền trong việc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để vụ lợi. Bởi ở Điều 8 chỉ mới quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với chủ thể là đối tượng sử dụng không gian mạng nhưng chưa quy định trách nhiệm của chủ thể là cơ quan nhà nước.
Về việc ngăn chặn, xử lý thông tin có nội dung chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trên không gian mạng, ông Trần Quốc Tú góp ý bỏ nội dung “nghiêm cấm báo chí đăng lại thông tin chưa được kiểm chứng từ Internet” tại điểm c khoản 2 Điều 57 của dự thảo luật.
Bởi theo ông, quy định này chưa tương thích với quy định tại Điều 9 khoản 3 Điều 13 của Luật Báo chí (Luật Báo chí không quy định về hành vi này), vi phạm quyền tự do báo chí, quyền tự chịu trách nhiệm về thông tin của nhà báo. Đồng thời, việc đăng thông tin từ Internet chưa được kiểm chứng không liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, an ninh chế độ.
Điểm c khoản 2 Điều 57 của dự thảo nêu: Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền, định hướng dư luận, nghiêm cấm báo chí đăng lại thông tin chưa được kiểm chứng từ Internet.
“Trường hợp đăng làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì đã có chế tài, xử lý việc đăng thông tin bôi nhọ, vu khống… Còn việc này là quyền của báo chí. Nếu luật can thiệp vào sẽ không đồng bộ. Bản thân báo chí khi đăng cũng tự kiểm chứng rồi” - ông Tú lý giải.

Các đại biểu góp ý tại hội thảo. Ảnh: TÁ LÂM

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng việc ra đời Luật An ninh mạng là cần thiết bởi hiện nay thông tin trên mạng tác động đến tình hình chính trị, xã hội, kinh tế và cần phải kiểm soát chặt để không bị lợi dụng, ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Thế Lâm, Phó phòng Pháp chế Công an TP.HCM, cho rằng bên cạnh những mặt tích cực thì không gian mạng cũng là môi trường dễ bị các đối tượng tấn công hoặc sử dụng thực hiện các hành vi phá hoại, trục lợi hoặc xâm phạm, đe dọa đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tài sản nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Ông Lâm cho rằng với không gian ảo trên mạng như hiện nay, rất khó xử lý việc vi phạm an ninh mạng. Có những trường hợp xác định vi phạm nhưng khi kiểm tra thì máy chủ đặt ở nước ngoài nên rất khó xử lý.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bình Dương có thêm một thành phố

Bình Dương có thêm một thành phố

(PLO)- Với quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bình Dương chính thức có năm TP là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và TP Bến Cát.

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy