Chủ quyền và mệnh lệnh từ lòng dân

Những hành động ấy được liệt kê cụ thể trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp cuối cùng của QH khóa XIII (kỳ họp 11, khai mạc vào hôm qua, 21-3): Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng các công trình trái luật pháp quốc tế; bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực…

Việc quân sự hóa biển Đông, việc hành hung, cướp phá ngư dân Việt Nam của Trung Quốc khó có thể chấp nhận trong bối cảnh thế giới văn minh không còn coi quân sự hay các hành động bạo lực là cách ứng xử nhân đạo và hòa bình.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mới đây trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục Miền Nam đã cảnh báo: “Ở biển Đông, chúng ta phải luôn thấy rõ sự bành trướng của Trung Quốc không dừng lại”. Và rằng “nhân dân Việt Nam muốn hòa bình, muốn xây dựng đất nước nhưng chúng ta không thể ngồi yên trước sự bành trướng của họ”.

Lòng tin đối với những tuyên bố về sự trỗi dậy hòa bình với thế giới, về sự hòa hiếu mà các cấp lãnh đạo Trung Quốc đã từng phát biểu ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với các quốc gia khi họ đã không làm như lời mình nói. Trong buổi tiếp đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng lần thứ XII (ngày 29-1), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục chuyển đi thông điệp của Việt Nam rằng: “Hai bên cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên biển Đông bằng hành động cụ thể, thiết thực trên tinh thần nói đi đôi với làm”. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng tuyên bố rất mạnh mẽ rằng: “Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông…”.

Lòng dân, từ lâu lắm rồi, đều luôn mong muốn có những quyết sách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn đối với vấn đề thiêng liêng là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhân dân không mơ hồ trong vấn đề chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ với thông điệp gửi tới QH kỳ họp này rất rõ là: Cử tri và nhân dân đề nghị Đảng, Nhà nước có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo vệ ngư dân.

“Quyết liệt và hiệu quả hơn”, yêu cầu này cần phải được thực hiện, vì đó là “lòng dân”. Xét cho đến cùng, “lòng dân” là nền tảng của “ý đảng”. Vì thế, “quyết liệt và hiệu quả hơn” trong vấn đề bảo vệ chủ quyền Tổ quốc phải được coi là mệnh lệnh từ lòng dân.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-4: Triệt phá đường dây tân dược giả giá hàng trăm tỉ đồng; ‘Hotgirl’ lừa bán người lãnh án

Bản tin trưa 17-4: Triệt phá đường dây tân dược giả giá hàng trăm tỉ đồng; ‘Hotgirl’ lừa bán người lãnh án

(PLO)- Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả hàng trăm tỉ đồng; 'Hot girl' lừa bán người bị phạt 17 năm tù; Bắt nữ giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng; Dùng súng chống trả công an rồi bị kẹt giữa 2 bức tường phải nhờ giải cứu; Cái kết của nhóm dàn cảnh cưỡng đoạt tiền du khách ở Miếu Bà Chúa Xứ.

Đọc thêm

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...