Phát hiện động thái mới
Theo tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho biết hôm thứ Năm (17-3), Mỹ đã phát hiện một số hoạt động mới của Trung Quốc xung quanh khu vực rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng của Philippines gần bốn năm trước. Đây có thể là tiền đề để Trung Quốc mở rộng chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển Đông đang tranh chấp.
Người đứng đầu cơ quan hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, bày tỏ lo ngại rằng phán quyết của tòa án quốc tế trước tranh chấp lãnh thổ giữa Philipines và Trung Quốc có thể châm ngòi cho tuyên bố của Bắc Kinh về một “vùng cấm” trên tuyến đường thương mại.
Trao đổi với Reuters, Richardson cho biết Mỹ đang cân nhắc các hướng xử lý trước động thái này của Trung Quốc. Ông cho biết quân đội Mỹ đã ghi nhận hoạt động của Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough.
“Dường như là Trung Quốc đang tiến hành số hoạt động bề mặt và các hoạt động khảo sát. Đó là một khu vực đáng lưu tâm ... rất có thể nó sẽ là khu vực tiếp theo Trung Quốc dùng để mở rộng chủ quyền" - ông nói.
Richardson nói rằng vẫn chưa có bằng chứng xác thực liệu các hoạt động gần rạn san hô, mà Trung Quốc chiếm của Philipines năm 2012 có liên quan đến các phán quyết của Tòa án trọng tài hay không.
Ông cho biết theo tham vọng mở rộng lãnh thổ trên biển Đông, bao gồm các hoạt động cải tạo đất quy mô lớn để tạo ra các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở những khu trong quần đảo Trường Sa, đe dọa quyền tự do đi lại. Bắc Kinh có thể sẽ thiết lập hệ thống các "quy tắc" mới buộc các nước phải xin phép trước khi quá cảnh những vùng biển này.
Hoạt động bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông khiến nhiều nước trong khu vực quan ngại
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể phản ứng lại với các phán quyết của tòa án trọng tài ở The Hague bằng cách thiết lập một khu vực xác định phòng không, hay ADIZ, như nó đã làm xa hơn về phía bắc ở biển Đông Trung Quốc vào năm 2013, Richardson nói: "Đó là một quan ngại."
Richardson nói rằng Mỹ có kế hoạch để tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra trong vòng 12 hải lý ở vùng biển Đông đang tranh chấp để đảm bảo quyền tự do hàng hải trong khu vực
Các nước sẽ tuần tra chung?
Mỹ phản ứng với tuyên bố thành lập ADIZ của Trung Quốc bằng cách điều máy bay B-52 qua khu vực này vào tháng 11 năm 2013.
Richardson cho biết ông đã bị sốc bởi cách hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở biển Đông. Động thái của Trung Quốc buộc các nước khác trong khu vực hợp tác trên nhiều phương diện, không chỉ song phương, mà còn đa phương để chuẩn bị đối phó.
Ấn Độ và Nhật Bản đã bắt đầu tham gia các cuộc tập trận Malabar của Hải quân Mỹ kể từ năm 2014 và dự kiến sẽ tham gia một lần nữa trong năm nay trong một cuôc tập trận phức tạp diễn ra trong một khu vực gần phía Đông và Nam Trung Quốc
Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cũng đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết, ông nói. Richardson nói rằng Mỹ chào đón sự tham gia của các nước khác trong cuộc tuần tra chung tại biển Đông nhưng các nước cần phải cân nhắc kỹ.
Ông cho biết quân đội Mỹ đã nhìn thấy cơ hội tốt để xây dựng và xây dựng lại mối quan hệ với các nước như Việt Nam, Philippines và Ấn Độ trong công tác tối quan trọng bảo vệ tự do trên biển.
Ông cho biết bản đánh giá hạm đội quốc tế của Ấn Độ bao gồm 75 tàu từ 50 lực lượng hải quân.
Nhưng ông nói rằng Washington cần tiến hành mọi thứ một cách thận trọng hơn là "đánh nhanh đánh mạnh", vì Trung Quốc là nước có tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế khu vực.
"Chúng ta phải tiếp cận vấn đề này một cách khôn ngoan để các bên đều không phải đánh đổi lợi ích” "Chúng tôi hy vọng sẽ có Mỹ có thể đóng vai trò chính trong việc giải quyết vấn đề biển Đông, mà không loại trừ các nước khác trong khu vực" - ông nói.