Thường xuyên uống trà đặc ở nhiệt độ cao (trên 70 độc C) không những dễ làm tổn thương thực quản mà còn gây loét dạ dày mãn tính. Hơn nữa chất tannin trong trà có thể tích tụ ở những chỗ bị tổn thương, kích thích tế bào thực quản vốn bị tổn thương càng nghiêm trọng hơn, khiến tình trạng loét dạ dày mãn tính biến chứng thành ung thư.
Hình minh họa.
2. Người thường xuyên làm ca đêm
Các tế bào ung thư đột nhiên được hình thành trong quá trình phân chia tế bào bình thường. Ban đêm là thời điểm thích hợp nhất của sự phân bào. Nếu ban đêm ngủ không đủ giấc, hệ miễn dịch giảm sút, tế bào đột biến không được loại trừ kịp thời, từ đó có thể dẫn tới sự xuất hiện của bệnh ung thư. Những người thức đêm hay phải uống cà phê hút thuốc để giúp tỉnh táo, cũng dễ khiến chất gây ung thư xâm nhập vào cơ thể.
3. Người thường xuyên nhịn tiểu tiện, đại tiện
Trong nước tiểu thường chứa một hoặc một số chất gây ung thư, có thể kích thích tế bào ung thư ở bàng quang. Những chất có hại trong phân còn nhiều hơn chẳng hạn như hydrogen sulfide, skatole, chất chuyển hóa cholesterol và axit mật thứ cấp. Nếu thường xuyên nhịn vệ sinh sẽ dẫn đến kích thích niêm mạc ruột, có thể gây ung thư.
4. Những người hay bị dị ứng
Các nhà khoa học Mỹ đã điều tra gần 40 nghìn người có bệnh hen suyễn và dị ứng với một số loại thuốc hoặc hóa chất có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người không bị dị ứng. Kết quả là, tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới có tiền sử bị dị ứng cao hơn 30% so với người bình thường, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có tiền sử bị dị ứng cao hơn 40% so với người bình thường.
5. Những người có cholesterol huyết thanh thấp
Theo một số chuyên gia Mỹ, những người có cholesterol huyết thanh quá thấp thì có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng khá cao. Những người có lượng cholesterol huyết thanh thấp hơn 110mg/dl, nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao gấp hơn 3 lần so với người bình thường.
6. Những người thích ăn thịt
Các chuyên gia của trường đại học Harvard phát hiện, những người coi thịt lợn, thịt gia súc, thịt cừu làm thức ăn chủ yếu sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn 2,5 lần so với những người chỉ ăn thịt vài lần trong một tháng. Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cũng tăng theo lượng thịt nạp vào cơ thể.
7. Con cái của những người bị ung thư
Nghiên cứu di truyền học ung bướu cho rằng, ung thư có mối quan hệ rất lớn tới yếu tố di truyền, xác suất mắc bệnh ung thư ở thế hệ sau của những người mắc bệnh ung thư cao đáng kể so với nhóm người bình thường.
8. Vợ hoặc chồng của người mắc ung thư
Tài liệu cho thấy, nếu vợ hoặc chồng mắc bệnh ung thư thì người còn lại cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh theo. Người ta gọi trường hợp này là “hội chứng ung thư vợ chồng”. Theo các chuyên gia, phương thức sinh hoạt xấu giống nhau là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.
9. Những người bị tăng huyết áp
Mặc dù không thể trực tiếp gây ra bệnh ung thư, nhưng huyết áp cao và ung thư đều có thể liên quan tới nhau. Béo phì, uống rượu, hút thuốc, ăn mặn… vừa khiến huyết áp tăng lại có thể gây ra ung thư. Cho nên tích cực phòng ngừa huyết áp cao cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
10. Những người thiếu vitamin
Các chuyên gia Thụy Sỹ cho rằng, những người có ít vitamin mang tính bảo hộ dễ bị căn bệnh ung thư tấn công. Những người thiếu vitamin A, beta-carotene sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi tăng gấp 3 lần.
Những người thiếu vitamin C tỷ lệ mắc ung thư thực quản, dạ dày lần lượt tăng 2 lần và 3,5 lần. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư phổi của những người thiếu vitamin E đều tăng.