Trong nhà bếp
1. Miếng mút, vải rửa chén: Nếu những đồ này đã cũ, chúng có thể chứa đến hàng ngàn vi khuẩn. Lúc đó, thay vì giúp chúng ta rửa sạch chén đĩa thì những miếng mút, vải này chỉ làm lây lan vi khuẩn thêm.
Bạn nên giặt khăn rửa chén sau mỗi lần rửa chén, giặt khăn khô dùng lau chén mỗi tuần một lần bằng nước rửa chén. Miếng rửa chén nên được thay mỗi hai tuần.
2. Cống trong bếp: Đường cống bếp chứa nhiều vi khuẩn hơn cả toilet nhưng nó lại rất gần với đồ dùng nhà bếp. Bạn nên rửa cống thường xuyên bằng bột banking soda hòa với nước nóng.
Miếng rửa chén cần được thay hai tuần một lần để đảm bảo vệ sinh.
3. Khăn bếp: Nghiên cứu cho thấy 7% khăn bếp chứa siêu vi MRSA (methicillin-resistant staphylococcus aureus). Nên giặt chúng hai lần mỗi tuần bằng nước nóng.
4. Thớt: Các vết cắt trên thớt là nơi vi khuẩn ẩn náu, nên rửa thật sạch bằng xà bông và nước nóng sau khi dùng. Nên dùng thớt riêng cho rau củ và thịt.
5. Máy lọc nước: Đầu lọc sẽ tập trung dần vi khuẩn, nấm và cần phải thay đổi hai lần mỗi năm.
Nếu nhà nhiều người, dùng nhiều nước, bạn nên thay đầu lọc này ba tháng một lần.
6. Súp đóng hộp: Nghiên cứu cho thấy ăn súp đóng hộp trong năm ngày sẽ tăng mức độ chất hóa học độc hại BPA trong nước tiểu lên đến 1.000%. Chất này gây vô sinh ở vật, béo phì, tiểu đường ở người và thường có trong vật liệu của hộp.
Nếu chảo chống dính nhà bạn được sản xuất trước năm 2006, hãy bỏ chúng đi. Hình minh họa
7. Chảo không dính cũ: Các nhà sản xuất được gia hạn đến năm 2015 để loại bỏ hoàn toàn các chất nguy hiểm trong màng ngoài chảo không dính. Nếu chảo của bạn được sản xuất trước 2006, hãy bỏ chúng.
8. Thức ăn thừa: Không nên để thức ăn thừa quá bốn ngày.
Trong phòng ngủ, phòng tắm
1. Bàn chải đánh răng: Bàn chải có thể chứa vi khuẩn từ toilet văng lên hoặc từ cửa cống khi bạn xả nước rửa tay hoặc từ trong miệng chính bạn. Nên thay bàn chải mỗi 3-4 tháng và không nên dùng chung bàn chải. Nên rửa bàn chải đánh răng bằng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi dùng.
2. Gối: Hầu hết các loại gối, nệm có các sinh vật nhỏ gọi là bọ bụi, chúng ăn các tế bào chết khi ta nằm lên giường. Chừng ¼ người bị chứng dị ứng với loại bọ này. Nên giặt gối, drap mỗi tuần, giặt tấm bảo vệ đệm tháng một lần và hút bụi cho đệm.
Nên giặt drap, gối mỗi tuần một lần để đảm bảo vệ sinh. Hình minh họa.
3. Đồ trang điểm: Chúng có thể chứa vi khuẩn nếu để quá lâu, nên thay mascara, phấn mắt, kẻ mắt mỗi 3-6 tháng, thay son, phấn bột sau một năm.
Những nơi khác trong nhà
1. Rượu: Khi chưa mở nắp, rượu có thể giữ vô thời hạn nhưng sau khi đã mở nắp, rượu sẽ xuống cấp, mất dần mùi vị. Nên bỏ rượu sau một năm mở nắp.
2. Thuốc: Bạn nên bỏ tất cả thuốc đã hết hạn, chúng không còn tác dụng, thậm chí trở nên nguy hiểm.
3. Giày thể thao: Giày thể thao cũng có hạn sử dụng, phần đế chống sốc xuống cấp có thể gây đau chân, chấn thương. Nếu giày không còn nằm thẳng trên nần nhà mà hơi nghiêng đi hoặc cảm thấy gót bị trượt, mềm đi khi bóp vào, nên bỏ nó đi.
Chuyên gia khuyên rằng bạn nên thay giày mỗi năm tháng nếu bạn đi bộ khoảng 45 phút tới một tiếng ba lần mỗi tuần.