1. Giấy vệ sinh có nhãn "rất dai bền"
Thành phần thường được sử dụng trong loại giấy này là Formaldehyde. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho rằng có thể giấy vệ sinh là nguyên nhân gây ra kích ứng mãn tính ở vùng "nhạy cảm".
Ngoài việc gây kích ứng, formaldehyde cũng là một trong những chất gây ung thư.
2. Giấy vệ sinh có kèm lotion
Trong thành phần của giấy này thường chứa dầu khoáng chiết xuất từ dầu mỏ. Không có nhiều tài liệu về sự an toàn của các loại giấy vệ sinh chứa thêm lotion hoặc hương liệu, nhưng vài báo cáo về giấy vệ sinh chứa chiết xuất lô hội và vitamin E nói rằng giấy này sẽ cháy khét khi chà mạnh.
Nên đọc kỹ ký hiệu, thành phần in trên nhãn hộp giấy vệ sinh để có lựa chọn phù hợp và an toàn. Hình minh họa.
3. Giấy vệ sinh làm từ nguyên liệu tái chế
Đây là lựa chọn có tính bảo vệ môi trường rất cao nhưng đồng thời loại giấy này cũng có thể chứa BPA.
Giấy tái chế có thể là giấy từ sách báo cũ, đặc biệt là báo cũ, biên lai vốn được in ấn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hấp thu ít BPA qua những vật dụng bằng giấy hơn so với các vật dụng từ nhựa và đồ đựng thức ăn, vì lượng BPA chứa trong giấy vệ sinh rất nhỏ.
4. Giấy in nhãn PCF hoặc ECF
Đây là những ký hiệu thông báo quy trình nhuộm đã được dùng cho loại giấy vệ sinh bạn dùng. PCF nghĩa là không chứa chlorine trong quá trình sản xuất, có trên giấy tái chế cho thấy giấy này không được nhuộm màu nhưng xơ giấy lại có thể bị nhuộm trước đó.
ECF nghĩa là chứa chlorine, chlorine dioxide được dùng để in thay vì dùng nguyên tố chlorine mà EPA đã cấm từ 2001. Chất này ở nồng độ cao sẽ có thể gây ung thư. Quá trình sản xuấ ECF vẫn giải phóng dioxin nhưng đã giảm bớt rất nhiều.