Đây cũng là công nghệ được các công ty kế toán và các viện tài chính trên toàn Bắc Mỹ sử dụng.
Ông đã tập trung vào việc đem lại sự minh bạch lớn hơn cho các thông báo tài chính nhằm tăng cường sự hiểu biết về tài chính cho các doanh nghiệp.
Hamilton thường tổ chức các cuộc trao đổi về hoạt động của công ty tư nhân, sức mạnh tài chính của các công ty chuẩn bị cho lần phát hành cổ phiếu đầu tiên và sự quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh lớn và các kênh tin tức tài chính như CNBC và tạp chí The Wall Street.
Bài viết dưới đây, Brian Hamilton chia sẻ với bạn bức tranh thực tiễn về việc làm chủ doanh nghiệp, nó khác hẳn với những gì được đưa ra trao đổi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là một câu chuyện thật, là những phần khó chịu của công việc này, là mặt trái của sự làm chủ doanh nghiệp trong một thời đại mà các doanh nhân được coi như những người nổi tiếng.
Vì thực tế là không phải ai cũng được sinh ra là một phi hành gia, bác sĩ, chuyên gia làm bánh sandwich, và tương tự, không phải ai sinh ra cũng là một doanh nhân. Người viết không có ý định làm nhụt chí các doanh nhân tương lai, mà chỉ muốn vẽ nên một bức tranh hiện thực.
Tất cả chúng ta thường đều là một phần của nhóm người có liên quan với nhau. Khi đi học, bạn có bạn cùng lớn. Khi bạn tham gia một nhóm cộng đồng, bạn có các thành viên khác cùng tổ chức. Khi là nhân viên của một doanh nghiệp, bạn có các đồng nghiệp...
Nhưng khi bạn khởi sự kinh doanh, bạn thực sự chỉ có một mình. Nếu may mắn, bạn có thể có người hợp tác hoặc một đồng sáng lập, nhưng chỉ là như thế.
Luôn có cảm giác bị cô lập và cô đơn khủng khiếp đi cùng với việc không thuộc bất cứ một nhóm liên quan nào.
Không nhiều người thích nói về điều đó, hoặc vì né tránh sự bối rối, hoặc vì điều đó không phù hợp với kiểu tính cách vốn được gán cho một doanh nhân thành đạt, nhưng cảm giác bị cô lập là có thực.
2. Hầu hết việc kinh doanh đều tạo ra lối sống và công việc, nhưng chúng không tạo ra sự giàu có
Chẳng hạn, hầu hết các chủ nhà hàng có thể chỉ đem được về nhà khoản thu nhập không lớn hơn nhiều so với một viên quản lý nhà hàng của một chuỗi cửa hàng nổi tiếng.
Việc hiểu ra thực tế này rất quan trọng, vì chúng ta vẫn nghĩ, doanh nhân là những người giàu có, trong khi sự thực, hầu hết các doanh nhân cũng chỉ là có một công việc và là một công việc rất khó khăn mà thôi. Đây cũng là nhận thức sai lầm quan trọng khác mà thường ít được bàn luận.
3. Thường phải mất nhiều năm để gây dựng doanh nghiệp
Tôi đã từng điều hành hoạt động của 3 loại doanh nghiệp: một doanh nghiệp rất đơn giản, một loại đơn giản vừa phải và một loại rất phức tạp.
Ở loại thứ nhất, loại “đơn giản”, tôi phải mất một năm để bắt đầu có lãi. Ở loại thứ hai, loại đơn giản vừa phải, mất ba năm để nó sinh lời. Để loại thứ ba và cũng là loại phức tạp nhất có lãi và bắt đầu tăng trưởng, tôi mất 6 năm để làm việc cật lực, mở rộng và thúc đẩy phát triển.
Nói riêng với trường hợp của trang mạng xã hội Facebook, phải mất 5 năm, Facebook mới bắt đầu sinh lời. Chuyện một doanh nghiệp có được tốc độ tên lửa trong doanh thu và lợi nhuận là điều rất hiếm. Với hầu hết doanh nhân, cần phải mất nhiều năm để gây dựng một công ty thực sự.
4. Bạn phải quản lý con người
Khi điều hành một doanh nghiệp, bạn phải thường xuyên quản lý, không chỉ là nhân viên, mà là các đại lý và cả các khách hàng nữa.
Bạn luôn là một gã tồi tệ, phải đưa ra những quyết định khó khăn, và trong nhiều trường hợp, bạn luôn đơn độc với các quyết định của mình.
Quản lý con người không hề đơn giản, và nó cũng không là chuyện tự nhiên với nhiều người. Tuy nhiên, đó là một phần thiết yếu trong việc trở thành một doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp thành công.
Nếu bạn yêu những việc đang làm và bạn thích kinh doanh, việc là một doanh nhân có thể là điều tuyệt vời nhất. Điều đó chắc chắn tốt cho đất nước, nhưng hãy nhận ra, việc làm chủ một doanh nghiệp không hoàn toàn đúng như bức tranh thường được vẽ ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng.