4 mối nguy chính do tăng huyết áp gây ra và cách phòng ngừa

Tăng huyết áp là tình trạng tăng áp lực của dòng máu lên thành động mạch... Đây là nguyên nhân dẫn đến đau tim, đột quỵ và các vấn đề về tim khác.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể âm thầm làm tổn thương các cơ quan nội tạng của bạn trong nhiều năm, dần dần dẫn đến tàn tật và các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tim mạch.

1. Dấu hiệu tăng huyết áp

Tăng huyết áp được ví như ‘kẻ giết người thầm lặng’, có nghĩa là không phải lúc nào một người cũng gặp phải các triệu chứng của tình trạng này.

Một người có thể bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý nào. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có bất kỳ triệu chứng nào, huyết áp cao vẫn có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng.

12 dấu hiệu phổ biến có thể báo hiệu bất ổn đối với huyết áp:

  • Đau đầu khi thức dậy hoặc đau đầu vào sáng sớm
  • Chảy máu cam
  • Nhịp tim không đều
  • Tim đập nhanh
  • Ù tai
  • Run
  • Đau ngực không rõ nguyên nhân
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sự hoang mang
  • Lo lắng
  • Thay đổi tầm nhìn...

2. Ảnh hưởng của tăng huyết áp lên cơ thể

Tăng huyết áp làm tổn thương động mạch

Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho các động mạch.

Các động mạch rất linh hoạt và đàn hồi, giúp máu lưu thông đúng cách đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, áp lực của dòng máu tăng dần, gây tổn thương cho các tế bào của lớp lót bên trong động mạch.

Tổn thương tim

Một bất lợi khác của tăng huyết áp là gây ra các vấn đề về tim như bệnh động mạch vành, suy tim và đột quỵ... Điều này xảy ra do sự suy yếu của các cơ tim làm giảm hiệu quả hoạt động của tim.

Tổn thương não

Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể làm tổn thương não. Sức khỏe của não phụ thuộc vào việc cung cấp máu nuôi dưỡng để hoạt động bình thường. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến não theo nhiều cách, chẳng hạn như gây cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), đột quỵ, sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ…

Tổn thương thận

Thận có thể bị tổn thương nghiêm trọng khi huyết áp không được kiểm soát. Thận thường lọc chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi máu, một quá trình đòi hỏi các mạch máu phải khỏe mạnh. Khi bị huyết áp cao, các mạch máu bị tổn thương, điều này ảnh hưởng tới thận.

Ngoài các vấn đề sức khỏe nêu trên, tăng huyết áp cũng có thể làm hỏng mắt và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị lực; có thể gây rối loạn chức năng tình dục...

3. Phòng ngừa tăng huyết áp

Ngăn ngừa tăng huyết áp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ… Bằng cách sống một lối sống lành mạnh, có thể giúp giữ cho huyết áp ở mức khỏe mạnh.

Hãy tập những thói quen sống lành mạnh sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chọn các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ lành mạnh để giúp bạn tránh cao huyết áp và các biến chứng của nó. Hãy ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, nhiều loại thực phẩm giàu kali, chất xơ và protein, ăn ít muối (natri) và chất béo bão hòa. Những thay đổi lành mạnh này có thể giúp giữ huyết áp khỏe mạnh, chống lại bệnh tim và đột quỵ.

Kế hoạch ăn kiêng DASH (phương pháp ăn kiêng để ngăn ngừa tăng huyết áp) là một kế hoạch ăn kiêng lành mạnh, đã được chứng minh là giúp mọi người giảm huyết áp.

Giữ cân nặng khỏe mạnh

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Để xác định cân nặng của bạn có nằm trong phạm vi khỏe mạnh hay không, thường dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) hoặc có thể sử dụng số đo vòng eo và hông để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể.

Trao đổi với bác sĩ về các cách để đạt được cân nặng khỏe mạnh, bao gồm lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và giảm huyết áp.

Hướng dẫn hoạt động thể chất cho người Mỹ khuyến nghị, người lớn nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút, mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp… (tương ứng với 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần).

Trẻ em và thanh thiếu niên nên có 1 giờ hoạt động thể chất mỗi ngày.

Không hút thuốc

Hút thuốc làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu hút. Nếu bạn hút thuốc, việc bỏ thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hãy tìm hiểu các cách giúp bạn bỏ thuốc lá hiệu quả và an toàn.

Hạn chế uống bao nhiêu rượu

Không uống quá nhiều rượu, vì điều này có thể làm tăng huyết áp. Đàn ông không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và phụ nữ không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và là một phần để giữ cho tim và mạch máu khỏe mạnh. Ngủ không đủ giấc thường xuyên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm