Bệnh tim là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm chết người nhưng nó lại có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào và nguyên nhân gần như không lường trước được. Nhiều người không biết gì về bệnh tim cho đến khi chính mình mắc phải. Dưới đây là 5 câu hỏi “kinh điển” nhất về bệnh lý này.
20 tuổi có phải lo lắng về nguy cơ tim mạch?
Nếu trong gia đình bạn không có người mắc bệnh tim bẩm sinh thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn đang có một chế độ ăn nặng về chất béo, uống bia rượu thường xuyên và ăn thức ăn nhanh nhiều hơn các loại thực phẩm khác thì nguy cơ tim mạch cũng sẽ đến sớm hơn so với người bình thường.
Các bác sĩ khuyến cáo ở tuổi 20 chúng ta cần bắt đầu kiểm tra sức khỏe tim mạch 5 năm một lần. Cách thức kiểm tra cũng rất đơn giản, chỉ cần xét nghiệm chỉ số cholesterol, đường trong máu và cân nặng cơ thể là đủ để bác sĩ xác định tình hình.
Người ăn chay sẽ không bao giờ mắc bệnh tim?
Không đúng. Một số người ăn chay vẫn ăn những thức ăn nhẹ như khoai tây chien6m, uống nước ngọt. Đó đều là những món ăn khiến cho chỉ số cholesterol và đường trong máu tăng mạnh. Các chế độ ăn hạn chế dinh dưỡng như ăn chay cũng khiến cơ thể mất cân đối về năng lượng. Ví dụ thiếu vitamin B12, một loại vitamin quan trọng cho các tế bào máu và dây thần kinh. Loại sinh tố này lại chủ yếu chỉ có trong các món ăn có nguồn gốc động vật.
Bà nội, bà ngoại đều mắc bệnh tim, tôi cũng sẽ như vậy?
Bệnh tim có thể là do di truyền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia 80% số ca mắc bệnh tim là hoàn toàn có thể phòng ngừa được với những chế độ sinh hoạt, ăn uống nhằm triệt tiêu các nguy cơ gây bệnh.
Tránh xa stress, vận động thể thao, ăn uống theo công thức lành mạnh với nhóm chất đa dạng, ngũ cốc, protein nạc và chất béo lành mạnh là những bước đầu tiên để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Thỉnh thoảng tim đập không đều nhịp, đó có phải là nguy cơ?
Chính xác đó là một biểu hiện của nguy cơ bệnh lý tim mạch. Rối loạn nhịp tim với hai biểu hiện loạn nhịp tim nhanh và loạn nhịp tim chậm. Biểu hiện ban đầu có thể là hồi hộp, đánh trống ngực, hụt hẫng, khó thở, đau ngực, choáng váng, hoa mắt, đau đầu nhẹ dai dẳng…
Bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim, dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim, gây ra các biểu hiện trên. Có người trải qua cảm giác đó trong khoảnh khắc nên không nhận ra, nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nghiện công việc, sử dụng adrenaline thường xuyên dẫn đến bệnh tim?
Tình trạng căng thẳng triền miên có thể dẫn đến sức khỏe suy yếu, gây choáng, ngất…phải sử dụng các loại thuốc chứa adrenaline. Tác dụng chủ yếu của adrenaline là kích thích vận chuyển máu về tim (thuốc trợ tim). Tuy nhiên, lạm dụng adrenaline có thể teo động mạch và tăng huyết áp. Trong một số trường hợp, sự đột biến dữ dội của adrenaline có thể kích hoạt một cơn đau tim giả với biểu hiện đau ngực, khó thở. Dù không là nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến hệ tim mạch.