Bóng đá Olympic Rio khai cuộc ngày 4-8, tức sớm hơn một ngày so với lễ tổng khai mạc Olympic Rio. Sau đây là năm điểm nhấn của môn thể thao vua tại đại hội thể thao lớn nhất thế giới.
Olympic Mexico là đương kim vô địch khi đánh bại Brazil tại Olympic London.
+ Bóng đá nam có 16 đội chia làm bốn bảng, đá vòng tròn mỗi bảng để chọn hai đội nhất và nhì mỗi bảng vào tứ kết. Bóng đá nữ có 12 đội, chọn hai đội nhất và nhì mỗi bảng vào tứ kết cùng với hai đội thứ ba có thành tích tốt nhất.
Bóng đá nam kết thúc vào ngày 20-8, bóng đá nữ kết thúc vào ngày 19-8.
+ Chung kết bóng đá nam tại sân Macarana. Sân bóng khổng lồ có sức chứa trên 100.000 người này lần đầu tổ chức trận chung kết bóng đá Olympic. Chủ nhà Brazil khao khát nhất chiếc HCV bóng đá mà họ chưa hề có được.
Năm lần vô địch World Cup, tám lần vô địch Copa America nhưng chiếc HCV Olympic vẫn là thách thức cực lớn cho các nhà cầm quân Brazil. Họ chỉ hai lần đoạt HCB. Sự khát khao thể hiện LĐBĐ Brazil phải thương lượng cho Neymar vắng Copa America để tham dự Olympic.
Neymar là ngôi sao đắt giá nhất của bóng đá Olympic Rio.
+ Neymar là một trong ba cầu thủ trên 23 tuổi là IOC cho phép kể từ Olympic Barcelona 1992 để môn bóng đá thu hút người xem.
Có hai ngôi sao thế giới dẫn dắt đội đoạt HCV Olympic cùng thời Neymar đó là Messi dẫn Olympic Argentina vô địch Olympic Bắc Kinh 2008. Ronaldo dẫn dắt Olympic Bồ Đào Nha vô địch Olympic Athens 2004.
+ Dù bóng đá là môn thể thao vua nhưng trong giai đoạn Olympic 1896 (Olympic hiện đại đầu tiên) đến 1932 nó không có mặt thường xuyên tại các đại hội vì có chủ nhà… không thích tổ chức.
+ Cho đến nay đã có 18 quốc gia đoạt HCV bóng đá Olympic, Hungary và Vương quốc Anh là hai đơn vị có số lần vô địch bóng đá Olympic nam nhiều nhất, mỗi đội ba lần. Bóng đá nữ được đưa vào lần đầu từ Olympic 1996. Và đội tuyển nữ Mỹ có số lần vô địch nhiều nhất với bốn HCV và một HCB. Bóng đá nữ vẫn đá cấp độ đội tuyển quốc gia, còn nam thì chỉ được phép ba cầu thủ trên 23 tuổi.