1. Giấm táo:
Giấm chua là cách đem lại mùi vị mới lạ tới cho món ăn rất tốt. Giống như muối, thêm 1 ít giấm có thể biến món ăn bình thường trở nên thú vị hơn.
Bạn có thể có vài loại giấm trong bếp: giấm trắng, rượu vang trắng, rượu vang đỏ, giấm balsamic… nhưng bạn nên có thêm giấm táo.
Lợi ích sức khỏe của giấm táo bao gồm từ giúp hạn đường huyết tới cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn còn có thể dùng nó như nước tẩy rửa đa công dụng, làm dịu vết cháy nắng, dưỡng tóc, làm mát phòng…
Giấm táo có mùi vị trái cây hơi ngọt, thích hợp để dùng với xà lách, rau… Bạn cũng có thể thêm giấm táo vào nước ép để làm dịu vị ngọt.
2. Sữa dừa: Dừa là món ăn quen thuộc hàng ngày với mọi người, và có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm. Sữa dừa, dung dịch được ép từ thịt trái dừa nâu, rất đặc và giống như kem, có mùi vị ngọt nhẹ. Sữa dừa vì thế thích hợp để dùng với rất nhiều thực phẩm, từ cá cho đến bánh.
Bạn nên dùng sữa dừa buổi sáng, trưa và tối, trong các bữa sáng, trưa, tối.
3. Liquid Aminos: Đây là một loại nước tương, nó cũng làm từ đậu nành nhưng giàu protein, không có muối.
Liquid Aminos có vị giống hệt như nước tương, và nếu bạn đang kiêng cữ muối, tránh sodium, đây là thành phần thay thế tuyệt vời. Hương vị của Liquid Aminos lại dịu hơn nước tương, ít ảnh hưởng đến các món ăn nhiều hương vị khác hơn.
4. Trà Matcha: Không chỉ còn dành cho người yêu trà, matcha hiện đang có mặt ở mọi nơi.
Matcha là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào vì bạn thực sự ăn cả lá trà khi dùng nó, cho bạn thêm nhiều chất chống oxy hóa và vitamin hơn. Lượng caffeine trong trà matcha gần với cà phê hơn là trà, nhưng matcha giải phóng caffeine chậm hơn.
Matcha có mùi vị vừa ngọt vừa thực vật, và có hương vị rất mạnh khi nấu nướng chung với các món ăn.
5. Sirô gạo lứt: Bạn có thể tìm trong tự nhiên các chất làm ngọt thay thế đường. Bạn có thể chọn từ mật hoa agave, đường từ dừa đến đường chà là, nhưng bạn nên chọn sirô gạo lứt.
Sirô gạo lứt chỉ ngọt bằng nửa đường thường, ít lỏng hơn mật và có màu hổ phách nhạt. Kết cấu đặc này thích hợp cho cho việc nướng bánh.
Bạn có thể dùng thử sirô gạo lứt khi làm bánh granola, bánh socola, bánh nướng… hoặc dùng chung với bánh mì.