Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xem xét thịt đỏ là nguyên nhân có thể gây ra bệnh ung thư. Món thịt phổ biến này thực sự tạo ra nhiều mối quan ngại lớn với sức khỏe con người.
1. Ung thư đại trực tràng
Thịt đỏ chế biến được xếp trong nhóm gây ung thư số một của WHO, chúng chứa nitrat và nitrit, muối liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư.
Theo WHO, ăn năm miếng thịt xông khói mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng lên 18%. Bạn có thể giảm bớt nguy cơ ung thư này bằng cách chế biến thịt đỏ, như kèm theo các nguyên liệu có tính chống ôxy hóa như cây hương thảo, cà chua, tỏi…
Cùng với đó, bạn cũng nên nấu thịt đỏ ở nhiệt độ thấp cũng có thể giúp chúng bớt cháy khét, do đó bớt những chất gây ung thư.
Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể dẫn tới ung thư. Ảnh minh họa
2. Bệnh tim
Chất béo bão hòa và cholesterol trong thịt đỏ có thể gây hại cho tim, dù các nghiên cứu vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Ngoài ra, lượng muối trong thịt đỏ cũng cần được xem xét là nguyên nhân gây huyết áp cao, lượng sắt có thể gây bệnh tim, trụy tim.
3. Đột quỵ
Nguyên nhân gây đột quỵ có nhiều yếu tố giống với bệnh tim, có thể do lượng muối, nitrat và nitrit trong thịt đỏ là nguy cơ chính.
Một nghiên cứu phát hiện rằng ăn thịt đỏ mỗi ngày tăng 13%-15% nguy cơ đột quỵ.
4. Tiểu đường
Mỗi phần thịt đỏ bạn ăn sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 lên 9%-18%. Vài chất gây ung thư sẽ hình thành khi nấu nướng thịt đỏ cũng có thể tác động đến tế bào tuyến tụy sản xuất insulin.
Ngoài ra, ăn nhiều thịt có thể làm bạn tăng cân, do đó tăng nguy cơ tiểu đường.
Ngoài ra, ăn nhiều thịt đỏ còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa
5. Giảm bớt tuổi thọ
Ngoài những căn bệnh trên, ăn nhiều thịt đỏ còn có thể làm giảm tuổi thọ. Ăn mỗi phần thịt đỏ làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên 13%.
Bạn nên làm như thế nào?
Còn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định thịt đỏ gây hại như thế nào và lượng thịt nên ăn. Trong khi đó, bạn có thể làm theo những cách sau để có chế độ ăn lành mạnh hơn với thịt đỏ.
- Chọn phần thịt nạc, ví dụ như phi lê.
- Cẩn trọng về phần ăn khi ăn ở ngoài để không lấy phần thịt quá lớn.
- Chia phần thịt thành nhiều bữa trong tuần. Không nên ăn quá 0,3 kg thịt đỏ một tuần.
- Với thịt chế biến, nên tìm sản phẩm không có nitrat, nitrit.
- Nấu thịt đỏ ở nhiệt độ thấp, trong thời gian dài hơn thay vì nướng, chiên.
- Ăn nhiều chất xơ để "làm sạch" nitrit, nitrat trong ruột, không để các chất này tồn tại lâu để làm hại đến tế bào.