5 tỉnh thành miền Trung bắt tay hợp tác phát triển du lịch

(PLO)- Chương trình góp phần giúp các tỉnh liên kết, hợp tác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh du lịch của từng địa phương.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ ngày 4-8 đến 6-8, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cùng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam tổ chức Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Đáng chú ý, chiều 5-8 tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đại diện năm tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác, phát triển du lịch giai đoạn 2022-2026 với các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk-Đắk Nông-Gia Lai-Kon Tum-Lâm Đồng.

Đây được xem là cơ sở quan trọng để các tỉnh liên kết, hợp tác trong khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Qua đó xây dựng và khẳng định thương hiệu, hấp dẫn khách du lịch, tạo lập không gian du lịch thống nhất để cùng phát triển. Đồng thời tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Gian hàng giới thiệu các sản phẩm nổi bật tại Quảng Bình. Ảnh: S.B.C

Gian hàng giới thiệu các sản phẩm nổi bật tại Quảng Bình. Ảnh: S.B.C

Việc năm địa phương cùng bắt tay nhau sẽ thu hút các nguồn lực xã hội, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch và người dân các tỉnh thành liên kết tìm kiếm đối tác để xây dựng, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch.

Trong đó, việc hợp tác tập trung vào ba lĩnh vực chính gồm: công tác quản lý nhà nước về du lịch, hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch, hợp tác về quảng bá, xúc tiến du lịch.

Thời gian qua, du lịch năm tỉnh, thành phố miền Trung đã có sự tăng trưởng ấn tượng, vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của du lịch Việt Nam và khu vực châu Á.

Miền di sản của năm địa phương miền Trung phong phú, nổi bật như: Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, ca trù.

Cùng với đó là các sản phẩm du lịch đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao-giải trí, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm khám phá... thu hút khoảng 20-25 triệu khách/năm (giai đoạn 2016-2019).

Còn tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, kho tàng văn hóa đặc sắc cũng đã phát triển hệ thống các sản phẩm du lịch độc đáo như Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Măng Đen, Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, Pleiku…

Do đó, chương trình lần này được xem là dịp để quảng bá hình ảnh du lịch của năm tỉnh, thành phố miền Trung đến các công ty du lịch, lữ hành khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, tăng cường kết nối giữa hai khu vực động lực phát triển du lịch của cả nước, từ đó góp phần phục hồi, tăng trưởng và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Quảng Bình khách du lịch tăng trưởng cực nhanh

27/06/2022

(PLO)- Đặc biệt là khách quốc tế và khách lưu trú tăng nhanh. Tổng doanh thu dịch vụ, du lịch tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.