7 chiến lược giúp kiểm soát việc ăn quá nhiều

(PLO)- Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thậm chí, thói quen ăn uống vô độ còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm.

Tuy nhiên, việc nhận diện các yếu tố kích thích và chủ động xây dựng những hành vi ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều.

Ăn uống điều độ

Bỏ bữa không phải lúc nào cũng có hại. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy việc bỏ một số bữa ăn nhất định, chẳng hạn như bữa sáng, có thể làm tăng cảm giác thèm ăn vào cuối ngày, dẫn đến việc ăn quá nhiều.

Bỏ bữa cũng có thể làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cảm giác đói và khiến bạn dễ dàng ăn quá mức.

Ổn định đường huyết

Duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định có thể giúp bạn giảm những cơn đói dữ dội và hạn chế việc ăn quá nhiều. Lượng đường trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm giác thèm ăn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc kiểm soát lượng đường trong máu kém có thể ảnh hưởng đến mức độ đói, kích thích các cơn thèm ăn và làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều.

Trong một nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu giảm mạnh sau bữa ăn thường cảm thấy đói hơn và có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn so với những người có lượng đường trong máu ổn định hơn. Bữa ăn giàu protein/xơ giúp tiêu hóa chậm, ổn định đường huyết.

Tránh ăn kiêng quá khắt khe

Việc hạn chế quá mức các lựa chọn thực phẩm có thể phản tác dụng và khiến bạn ăn quá nhiều. Nghiên cứu cho thấy rằng việc kiêng khem một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng cảm giác thèm muốn đối với chúng.

Tránh các chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt và thỉnh thoảng cho phép bản thân thưởng thức những món ăn "khoái khẩu" có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế việc ăn quá nhiều.

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng ảnh hưởng đến mức độ đói và lựa chọn thực phẩm. Một số người có thể giảm cảm giác thèm ăn khi căng thẳng, trong khi những người khác lại cảm thấy đói hơn và có xu hướng ăn nhiều hơn. Thống kê cho thấy có đến 60% số người báo cáo rằng họ ăn nhiều calo hơn khi bị căng thẳng. Kiểm soát căng thẳng giúp kiểm soát ăn quá nhiều.

Xác định và giải quyết yếu tố kích thích

Việc xác định và giải quyết các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng ăn quá nhiều có thể giúp bạn ăn uống một cách có ý thức hơn.

Nếu bạn nhận thấy việc ăn quá nhiều có liên quan đến cảm xúc, một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn tìm ra những cách lành mạnh hơn để đối phó với cảm xúc của mình và giảm thiểu tình trạng ăn quá nhiều.

Thay đổi chế độ ăn

Ưu tiên thực phẩm no lâu (giàu protein/xơ) giúp giảm đói, tăng no, hạn chế ăn quá nhiều so với chế độ ăn nhiều carb tinh chế/đường.

Ăn uống có chánh niệm

Tránh xao nhãng khi ăn (xem TV, điện thoại) giúp chú ý dấu hiệu đói no, ngăn ngừa ăn quá nhiều.

Theo Health

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 22-4: Kẻ bịt mặt cầm dao xông vào cướp ngân hàng; Một người giật mình té xe tử vong sau tiếng sét đánh

Bản tin trưa 22-4: Kẻ bịt mặt cầm dao xông vào cướp ngân hàng; Một người giật mình té xe tử vong sau tiếng sét đánh

(PLO)- Một phụ nữ tử vong cạnh ô tô cháy rụi, nghi là án mạng; Xe chở 20 em học sinh bị lật, nhiều em bị thương; Clip ghi lại cảnh cướp ngân hàng ở Hà Nội; Nghe tiếng sét đánh, người đàn ông giật mình té xe dẫn tới tử vong; Phát hiện 20 tấn gà ủ muối, đông lạnh 'bẩn' trong kho ở Hà Nội.

Đọc thêm

Vì sao uống cà phê ở quán luôn ngon hơn ở nhà?

Vì sao uống cà phê ở quán luôn ngon hơn ở nhà?LENS

(PLO)- Cà phê tại nhà có vị ngon, nhưng vì sao uống cà phê ở quán vẫn thường ngon hơn? Một chuyên gia trong ngành đã lý giải điều này, và bạn hoàn toàn có thể tái tạo hương vị đó trong chính căn bếp của mình.