1. Để tóc rụng cuốn trong lược
Một người bình thường rụng tới 150 sợi tóc mỗi ngày, nhiều sợi ấy cuốn trong lược chải tóc – cùng với dư lượng của các sản phẩm tạo kiểu tóc, dầu tự nhiên của da đầu, tế bào chết…
Nên vệ sinh lược thường xuyên để tránh làm xấu mái tóc. Hình minh họa.
Dù một chiếc lược quấn đầy tóc không hẳn là mối đe dọa với sức khỏe của bạn, nhưng nó lại có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mái tóc. Đám tóc chết này có thể khiến mái tóc vừa gội của bạn nhờn đi.
Tốt nhất, bạn nên dùng lược hoặc ngón tay để lấy những sợi tóc rụng ra khỏi lược hàng ngày và rửa sạch lược (dù nó làm bằng chất liệu tự nhiên hay nhựa) bằng nước pha dầu gội đầu ít nhất mỗi tháng một lần.
2. Giữ những miếng bông và gạc cotton trên kệ nhà tắm
Khi bạn giật nước bồn cầu, những mảnh tia vi khuẩn nhỏ bắn lên không khí và đáp lên những bề mặt trong nhà tắm. Do đó, bạn không nên giữ những miếng bông – hay bất cứ thứ gì bạn đặt trực tiếp lên mặt – trên kệ nhà tắm.
Bạn nên đóng nắp bồn cầu khi giật nước, đồng thời chuyển túi bông rửa mặt vào tủ, ngăn kéo, hoặc một hộp kín trên kệ.
3. Để bàn chải rửa mặt trong nhà tắm
Hơi nước và độ ẩm trong nhà tắm khiến bàn chải rửa mặt của bạn khó mà khô được trong mỗi lần dùng. Trong khi đó lông bàn chải ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm sinh sôi.
Bàn chải đánh răng để trong nhà tắm là môi trường lý tưởng cho nấm, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Hình minh họa.
Dù bạn khó mà nhiễm khuẩn vì điều này (trừ phi màng bảo vệ da của bạn bị thương tổn vì mụn hoặc bị xước), nhưng rõ ràng là đánh răng bằng một chiếc bàn chải nhiễm nấm, vi khuẩn là không hề tốt.
Sau mỗi lần dùng, bạn nên rửa bàn chải bằng xà bông chống khuẩn và nước ấm. Sau đó, để bàn chải khô ở một nơi thông gió tốt. Nên mua bàn chải có lông diệt khuẩn dù bạn vẫn phải rửa hàng ngày, nhưng nó vẫn có thể làm vi khuẩn sinh trưởng chậm.
4. Cho ngón tay vào kem bôi mặt
Khi cho ngón tay vào kem bôi mặt, bạn đã cho cả chất bẩn, dầu, vi khuẩn vào kem. Ngay cả khi bạn đã rửa tay và mặt trước khi bôi, nguy cơ cho làn da bạn vẫn còn.
Nếu bạn bôi kem lên một vùng da mụn đang vỡ hoặc một vết thương hở, sau đó lại cho ngón tay vào hũ ken, vi khuẩn sẽ trở lại trong kem. Dù khi khuẩn mụn có thể không gây bùng phát mụn lần nữa, bạn vẫn có thể bị các bệnh về da kéo dài.
Bạn cần luôn rửa tay trước khi bôi bất cứ sản phẩm nào lên da,tốt nhất nên dùng que gạt nhựa hoặc bông cotton để lấy kem.
5. Không rửa cọ trang điểm
Cọ trang điểm cần được vệ sinh thường xuyên tránh viêm nhiễm trên da. Hình minh họa.
Nếu bạn hiếm khi rửa cọ trang điểm của mình (một nghiên cứu cho thấy 72% phụ nữ không bao giờ rửa cọ), tức là bạn đang bôi chất bẩn, dầu, bụi bẩn lên da mỗi lần trang điểm. Thói quen xấu này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo ra mụn. Những dụng cụ kẻ mắt và cọ trang điểm mắt còn có thể gây viêm nhiễm, đau mắt đỏ.
Ít nhất một lần trong tuần, bạn nên rửa cọ bằng nước diệt khuẩn, đặc biệt là những dụng cụ trang điểm mắt, môi vì chúng có nhiều vi khuẩn nhất. Một lần trong tháng, bạn rửa cọ thật sạch với nước hòa dầu gội không có sulfate.
6. Dùng xơ mướp tắm
Khi được treo trong nhà tắm ẩm thấp, xơ mướp là môi trường cho nấm, mốc, vi khuẩn phát triển, bao gồm cả những loại nghiêm trọng như tụ cầu.
Tụ cầu sống trên da tự nhiên, nhưng rất nghiêm trọng nếu nó xâm nhập vào trong. Nếu bạn có vết thương hở hoặc làm xước ba bởi xơ mướp, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm. Ngay cả nếu bạn để xơ mướp khô giữa mỗi lần dùng, các nhà nghiên cứu thấy rằng xơ mướp có thể nuôi dưỡng một loại vi khuẩn gây ra viêm nang lông.
7. Dùng chung dao cạo
Dùng chung dao cạo có thể gây hại lớn với làn da. Dao cạo có thể truyền các vi khuẩn như hepatitis B, C và herpes (những loại này có thể sống trên da, ngay cả nếu bạn không có vấn đề về da hiện tại), gây viêm nang lông, viêm nhiễm tụ cầu như MRSA – một vi khuẩn khó điều trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay cả dao cạo của bạn cũng có nguy cơ nếu bạn để nó quá lâu, vi khuẩn và nấm có thể sinh trưởng trên đó.
Bạn nên dùng riêng dao cạo và rửa sạch sau mỗi lần dùng, để khô ngoài nhà tắm. Nếu bạn dùng mỗi ngày, nên thay dao cạo mỗi 2 tuần.
8. Thử mỹ phẩm trước khi mua
Không nên dùng chung các mẫu thử mĩ phẩm vì chúng rất dễ lây bệnh. Hình minh họa.
Dùng dụng cụ dùng 1 lần vẫn chưa đủ để bảo vệ vi khuẩn tránh môi và mắt. Bạn không chắc những người thử trước đó có tuân theo quy tắc không chạm trực tiếp vào sản phẩm hay không. Ngay cả khi thử son trên môi bằng miếng bông, bạn cũng có nguy cơ với virus – từ cảm lạnh cho đến herpes.
Bạn không nên dùng đồ thử mà nên hỏi các mẫu thử nhỏ. Rất nhiều hãng mỹ phẩm sản xuất mẫu thử có size nhỏ. Nếu bắt buộc phải dùng đồ thử có sẵn, nên nói người bán lau vỏ sản phẩm bằng cồn trước, và quét đi 1 ít bề mặt mỹ phẩm hoặc gọt lại nó.
Thử trên cổ hay mặt trong cánh tay trước thay vì trực tiếp trên mặt, đồng thời cần rửa sạch ngay sau đó.