Dưới đây là những cách chữa nhiệt miệng rất đơn giản bằng thảo dược.
Nghệ vàng
Nghệ vàng có tác dụng giảm đau, trị nhọt, sưng viêm. Hình minh họa
Theo Đông y, nghệ vàng có tính bình, vị cay đắng, tác dụng hoạt huyết, làm tan máu, giảm đau, trị mụn nhọt, sưng viêm.
Dùng bột nghệ vàng trộn lẫn mật ong thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó lấy hỗn hợp này bôi lên bề mặt vùng bị nhiệt cũng có tác dụng rất nhanh.
Rau càng cua
Rau càng cua ép lấy nước uống chữa nhiệt miệng rất tốt. Hình minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rau càng cua có chứa 92% nước, 5,2mg vitamin C, 34mg photpho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
Để chữa nhiệt miệng, nên dùng rau càng cua nấu canh, luộc để ăn. Nếu có thể ăn sống (dưới dạng rau trộn) hoặc ép nước uống thì càng tốt.
Dầu dừa
Đặc tính sát khuẩn của mật ong và dầu dừa rất có ích trong chữa nhiệt miệng. Hình minh họa
Một trong những đặc tính nổi bật của dầu dừa và mật ong là có tính sát khuẩn cao. Dùng một mảnh cơm dừa (cùi dừa) dầu dừa, ép lấy dầu trộn cùng mật ong thành hỗn hợp đặc quánh, sau đó bôi hỗn hợp này lên vết loét trong miệng ngày vài lần sẽ rất hiệu quả.
Nước cốt cỏ mực giúp vết nhiệt miệng sớm lành. Hình minh họa
Theo Đông y, cỏ mực tính mát, tác dụng thanh nhiệt. Cỏ mực chỉ lấy lá, rửa sạch với nước muối, giã hoặc xay nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó, hòa nước cốt này với ít mật ong, ngày bôi lên chỗ bị nhiệt 2-3 lần.
Trái khế chua
Nước khế chua giúp thanh nhiệt, mau lành vết loét trong miệng. Hình minh họa
Lấy 2-3 trái khế chua còn tươi, bỏ hột, giã nát rồi đun sôi với nước chừng 20 phút. Để nước này cho nguội thì dùng nước để uống, còn xác khế ngậm nuốt dần trong miệng. Làm như vậy nhiều lần trong ngày. Cách này sẽ giúp sinh tân dịch nhiều hơn, giúp thanh nhiệt, mau lành vết loét trong miệng.
Nước củ cải trắng dùng súc miệng cũng giúp vết nhiệt miệng mau lành. Hình minh họa
Củ cải trắng rửa sạch, không gọt vỏ, xay nát vắt lấy nước cốt. Tiếp đó, hòa thêm nước lọc vào nước cốt củ cải dùng súc miệng ngày ba lần sáng, trưa, tối. Cách này khá hiệu nghiệm, chỉ 2-3 ngày là vết nhiệt miệng sẽ lành.
Vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, là phương thuốc chữa nhiệt miệng khá phổ biến. Hình minh họa
Vỏ dưa hấu có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc nên thường được Đông y sử dụng để điều trị các bệnh nóng trong. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao cho vàng, tán thành bột, trộn cùng mật ong bôi vào chỗ phát nhiệt 1-2 lần/ ngày.
Nước cam, nước chanh
Nước cam, chanh có nhiều vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Hình minh họa
Tuy không phải là phương thuốc đặc trị bệnh nhiệt miệng, tuy nhiên nước cam và nước chanh là hai thứ đồ uống mát, rất giàu vitamin C. Uống mỗi ngày một ly nước cam, hoặc chanh (không uống khi bụng đói) sẽ hỗ trợ bạn đẩy nhanh cơn đau khó chịu do nhiệt miệng.
Hạt rau mùi (ngò rí)
Nước từ hạt rau mùi chữa nhiệt miệng rất tốt. Hình minh họa
Một muỗng hạt rau mùi đun sôi cùng 200 ml nước trong 10 phút. Sau đó dùng nước hạt mùi để nguội dùng súc miệng ngày 3-4 lần trong 3 ngày.
4 không khi bị nhiệt miệng: -Không ăn gia vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu, gừng. -Không uống nước đá lạnh. -Không ăn mặn: Muối, các loại mắm. -Không uống rượu, hút thuốc.. |