10 loại trái cây lành mạnh siêu bổ dưỡng

Mỗi loại trái cây đều mang đến những chất dinh dưỡng và lợi ích riêng biệt. Điều quan trọng là ăn trái cây có nhiều màu sắc hàng ngày, vì mỗi màu sắc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh khác nhau. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe bạn nên thưởng thức thường xuyên.

Táo

Theo Healthline, táo rất giàu dinh dưỡng, chúng giàu cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, chẳng hạn như pectin, hemicellulose và cellulose, có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tim.

Ăn táo hằng ngày có thể giúp cải thiện một số khía cạnh của sức khỏe. Ảnh: NHẬT LINH

Ngoài ra, táo còn là một nguồn cung cấp vitamin C và polyphenol thực vật. Trên thực tế, tiêu thụ táo thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư, thừa cân, béo phì và rối loạn thần kinh.

Quả việt quất

Quả việt quất được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Đặc biệt, chúng chứa nhiều anthocyanin, một sắc tố thực vật và flavonoid giúp cho quả việt quất có màu xanh tím đặc trưng; hợp chất này giúp chống lại các gốc tự do gây hại tế bào có thể dẫn đến bệnh tật.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe của chế độ ăn giàu anthocyanin, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, thừa cân, béo phì, huyết áp cao, một số loại ung thư và suy giảm nhận thức.

Chuối

Những lợi ích của chuối không chỉ là hàm lượng kali. Cùng với việc cung cấp 7% giá trị hàng ngày (DV) cho kali, chuối còn cung cấp 27% DV vitamin B6, 12% DV vitamin C và 8% DV magiê.

Chuối là một nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa,... Ảnh: NHẬT LINH

Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều loại hợp chất thực vật được gọi là polyphenol và phytosterol, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Hơn nữa, chúng chứa nhiều prebiotics, một loại chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Cam

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, cung cấp 91% DV trong một quả. Chúng cũng chứa nhiều kali, folate, thiamine (vitamin B1), chất xơ và polyphenol thực vật.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ cam có thể làm giảm mức độ viêm nhiễm, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Xoài

Được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, xoài là nguồn cung cấp tuyệt vời của kali, folate, chất xơ và vitamin A, C, B6, E và K. Chúng cũng rất giàu polyphenol thực vật, có khả năng chống oxy hóa và chống viêm.

 Xoài là loại quả chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: NHẬT LINH

Đặc biệt, xoài chứa nhiều mangiferin, một chất chống oxy hóa mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó có thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, Alzheimer, Parkinson và một số dạng ung thư.

Dứa

Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới phổ biến nhất. Một cốc (165 gram) dứa cung cấp 88% DV  vitamin C và 73% DV mangan.

Mangan hỗ trợ sự trao đổi chất, điều chỉnh lượng đường trong máu và hoạt động như một chất chống oxy hóa. Dứa cũng chứa một số hợp chất polyphenolic có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây yêu thích của nhiều người. Chúng rất ngon, tiện lợi và bổ dưỡng. Đặc biệt, dâu tây là một nguồn cung cấp vitamin C, folate và mangan.

Chúng chứa đầy polyphenol thực vật, hoạt động như chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid, axit phenolic, lignan và tanin.

Đặc biệt, dâu tây còn chứa nhiều anthocyanins, ellagitannin và proanthocyanidins, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Hơn nữa, chúng có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là khi tiêu thụ sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu của bạn.

Quả bơ

Không giống như hầu hết các loại trái cây khác, bơ có nhiều chất béo lành mạnh và ít đường tự nhiên.

Bơ chứa chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe. Ảnh: NHẬT LINH

Chúng chủ yếu được làm từ axit oleic, một chất béo không bão hòa đơn có liên quan đến sức khỏe tim mạch tốt hơn. Bơ cũng chứa một lượng lớn kali, chất xơ, vitamin B6, folate, vitamin E, vitamin K và hai loại carotenoid được gọi là lutein và zeaxanthin, hỗ trợ sức khỏe của mắt.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tiêu thụ một quả bơ mỗi ngày cho thấy mức độ cholesterol giảm đáng kể và mức độ lutein trong máu tăng lên.

Dưa hấu

Dưa hấu là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A và C, beta carotene và lycopene. Nó cũng là một nguồn cung cấp kali và magiê.

Đặc biệt, dưa hấu là một trong những nguồn cung cấp lycopene hàng đầu, một loại carotenoid giúp dưa hấu có màu đỏ hồng.

Chế độ ăn nhiều lycopene có liên quan đến việc giảm mức độ căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm. Chất dinh dưỡng này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường loại 2.

Dưa hấu giúp làm giảm viêm hiệu quả vì chúng chứa nhiều vitamin C và lycopene. Ảnh: NHẬT LINH

Ngoài ra, dưa hấu có hàm lượng nước cao. Một cốc dưa hấu khoảng 434 gram cung cấp 395 ml nước. Vì nó chứa nhiều nước và kali nên có thể giúp hydrat hóa và bổ sung chất điện giải sau khi tập luyện hoặc trong một ngày hè nóng nực.

Ổi

Ổi là một nguồn tuyệt vời của vitamin C. Trên thực tế, một quả ổi (55 gram) cung cấp 140% DV cho chất dinh dưỡng này. 

Cùng với đó, ổi có chứa một số lượng lycopene cao nhất so với các loại thực phẩm giàu lycopene khác như cà chua, dưa hấu và bưởi. Nó cũng là một nguồn cao các chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như beta carotene và các flavonoid khác nhau.

Bởi vì ổi có rất nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, việc tiêu thụ ổi thường xuyên có thể hỗ trợ sức khỏe của mắt, tim, thận và da của bạn. Nó cũng có thể bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính và hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, theo Healthline.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.