7 cách tự nhiên để giảm huyết áp

Có một số cách có thể làm để giảm huyết áp một cách tự nhiên như ăn nhiều thực phẩm giàu kali, giảm lượng natri, uống ít rượu, đi bộ và tập thể dục thường xuyên…

Uống ít rượu

Uống rượu có thể làm tăng huyết áp. Trên thực tế, rượu có liên quan đến 16% trường hợp cao huyết áp trên khắp thế giới.

Trong khi một số nghiên cứu đã gợi ý rằng uống một lượng rượu vừa phải có thể bảo vệ tim mạch. Ở Mỹ, uống rượu vừa phải được định nghĩa là không uống quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. Nếu bạn uống nhiều hơn thế, hãy cắt giảm chúng.

Uống rượu với bất kỳ số lượng nào cũng có thể làm tăng huyết áp. Ảnh: NHẬT LINH

Ăn thực phẩm giàu canxi

Những người có lượng canxi thấp thường bị cao huyết áp. Trong khi bổ sung canxi chưa được chứng minh là làm giảm huyết áp, tuy nhiên chế độ ăn giàu canxi dường như có liên quan đến việc điều hòa huyết áp.

Đối với hầu hết người lớn, lượng canxi khuyến nghị là 1.000 mg mỗi ngày. Đối với phụ nữ trên 50 tuổi và đàn ông trên 70 tuổi, lượng canxi khuyến nghị là 1.200 mg mỗi ngày.

Ngoài sữa, bạn có thể nhận được canxi từ đậu, cá mòi, đậu phụ, rau cải xanh và các loại rau lá xanh khác.

Ăn thực phẩm giàu magiê

Magiê là một khoáng chất quan trọng giúp các mạch máu thư giãn. Mặc dù tình trạng thiếu magiê là khá hiếm, nhưng có nhiều người không nhận đủ. Ăn một chế độ ăn giàu magiê là một cách được khuyến khích để ngăn ngừa huyết áp cao.

Bạn có thể kết hợp magiê vào chế độ ăn uống của mình bằng cách tiêu thụ các loại rau, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, thịt gà, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn quả mọng

Các loại quả mọng rất giàu polyphenol, có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim nói chung. Polyphenol có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và bệnh tiểu đường, cũng như cải thiện huyết áp, kháng insulin và viêm toàn thân. Các loại quả mọng bao gồm: việt quất, mâm xôi, dâu tây…

Ăn nhiều thực phẩm giàu kali

Kali là một khoáng chất quan trọng, nó giúp cơ thể loại bỏ natri và giảm bớt áp lực lên mạch máu.

Chế độ ăn hiện đại đã làm tăng lượng natri của hầu hết mọi người trong khi đó lại giảm lượng kali. Để có được sự cân bằng tốt hơn giữa kali và natri trong chế độ ăn uống, hãy tập trung vào việc ăn ít thực phẩm chế biến sẵn hơn và bổ sung nhiều thực phẩm tươi sống.

Ăn trái cây tươi và rau quả giàu kali, có thể giúp giảm huyết áp. Ảnh: NHẬT LINH

Thực phẩm đặc biệt giàu kali bao gồm: các loại rau xanh, cà chua, khoai tây, khoai lang, chuối, bơ, cam, cá ngừ, cá hồi, các loại đậu,…

Giảm lượng natri

Hầu hết các hướng dẫn về giảm huyết áp đều khuyên bạn nên giảm lượng natri. Tuy nhiên, khuyến nghị đó có thể hợp lý nhất đối với những người nhạy cảm với muối.

Nếu bạn đang bị huyết áp cao, bạn nên cắt giảm lượng natri nạp vào để xem liệu nó có tạo ra sự khác biệt hay không. Hãy hoán đổi thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm tươi sống và thử nêm gia vị bằng các loại thảo mộc và gia vị khác thay thế cho muối.

Đi bộ và tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm huyết áp cao. Tập thể dục thường xuyên giúp tim bạn khỏe hơn và làm giảm áp lực trong động mạch.

Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp của bạn. Hơn nữa, tập thể dục nhiều hơn mức này còn làm giảm huyết áp của bạn hơn nữa, theo Medical News Today.

Những thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh cao huyết áp
Những thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh cao huyết áp
(PLO)- Thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn. Bằng cách tránh những thực phẩm này, bạn có thể kiểm soát huyết áp của mình.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.