Cẩn trọng khi ăn đặc sản trứng kiến

Trong các hội, nhóm trên những diễn đàn, mạng xã hội, trứng kiến gai đen và bánh có nhân làm từ trứng kiến đang bắt đầu được đặt hàng, rao bán bởi loại đặc sản này đang chuẩn bị vào mùa (kèo dài từ đầu tháng 3 âm lịch đến tuần dầu tháng 5 âm lịch).

Loại trứng kiến gai đen này đang được nhiều người săn đón bởi những quảng cáo thần kỳ như tốt cho trẻ em, giảm căng thẳng, cải thiện khả năng sinh lý, đen tóc, đẹp da...

Món bánh có nhân trứng kiến đen đặc sản đang được nhiều người săn đón. Ảnh: Cao Bằng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay trứng kiến hay trứng ong, nhộng tằm vè bản chất là có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên tính dược lý của trứng kiến đến đâu thì chưa có bất kỳ công trình khoa học nào nghiên cứu.

"Phần lớn các tác dụng của trứng kiến được viết trên mạng đều là do truyền tai nhau, chứ chưa được kiểm chứng"- PGS.TS Thịnh bày tỏ quan điểm, ông cũng nói thêm, đó là lý do mà các chuyên gia sẽ không thể khuyên người tiêu dùng sử dụng trứng kiến để chữ bệnh hoặc bổi bổ sức khỏe, vì thiếu cơ sở khoa học.

Cũng theo vị chuyên gia này, kiến là một loại động vật hoang dã khi làm tổ thường tiết ra các độc tố để bảo vệ con non. Do đó, axit có trong kiến thì cũng có thể có trong trứng của chúng, điều này không loại trừ khả năng người tiêu dùng ăn phải độc tố này.

Trước đó, bác sĩ Trần Văn Năm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM, cũng trả lời báo chí, khi đưa ra rủi ro về món đặc sản này. Theo ông, để thu trứng kiến rừng, người bắt có thể dùng thuốc xịt kiến, thuốc này ảnh hưởng trực tiếp đến trứng, và khi ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.

Trên thực tế, đã có nhiều ca bị dị ứng, ngộ độc sau khi ăn trứng kiến. Đơn cử vào cuối tháng 3 vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận một trường hợp bị sốc phản vệ sau khi ăn bánh nếp có nhân trứng kiến gai đen với các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay toàn thân và sốc nặng, mất ý thức, thở rít...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm