Video: Bà trùm buôn lậu Mười Tường tiếp tục hầu tòa |
Ngày 13-12, TAND tỉnh An Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bà trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) và Nguyễn Hoàng Út (em trai Hạnh), cùng Võ Minh Phương, Trần Công Tới, Bùi Văn Miền, Trần Văn Phương và Nguyễn Tường Cẩm Tú cùng về tội buôn lậu.
Do vắng mặt một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan nên HĐXX đã đồng ý với đề nghị của đại diện VKSND tỉnh hoãn phiên tòa để triệu tập những người này đến tham gia phiên tòa. Tòa sẽ ấn định thời gian xét xử lại sau.
Theo cáo trạng, khoảng 09 giờ ngày 23-12-2018, Út kêu Trần Công Tới đến chốt Biên phòng xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang để cảnh giới (canh đường). Đồng thời Út kêu Võ Minh Phương sang Campuchia nhận và giao đường cát lậu, quần áo cũ cho các ghe để chuyển về Việt Nam.
Bà trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) tiếp tục hầu tòa trong vụ buôn lậu hàng trăm ngàn tấn đường. Ảnh: HD |
Khoảng 10 giờ cùng ngày, Phương đến Campuchia giao cho ghe của Nguyễn Văn Dũng 106 bao quần áo, giày, túi xách, mũ (nón); ghe của Lê Văn Điện 400 bao đường cát; ghe của Nguyễn Văn Lình 498 bao đường cát; ghe của Trần Văn Tánh 499 bao đường cát.
Trần Công Tới canh đường tại chốt biên phòng, thấy lực lượng Bộ đội biên phòng đã về hết, nên điện thoại thông báo cho bốn ghe của Dũng, Điện, Tánh, Lình vượt qua chốt kiểm tra để giao hàng hóa cho Bùi Văn Miền tiếp nhận, vận chuyển đi tiêu thụ các nơi trong và ngoài tỉnh.
Khoảng 18 giờ 45 phút, ghe của Dũng, Điện, Tỉnh, Lình từ Campuchia về Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ đến kênh Ruộc, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang thì bị Tổ công tác của Công an phát hiện, yêu cầu dừng các phương tiện ghe lại để kiểm tra.
Các bị cáo trong đường dây buôn lậu đường |
Qua kiểm tra, cho thấy tổng cộng 1.397 bao đường cắt, 106 bao chứa quần áo, giày, túi xách, mũ (nón) đều không có hóa đơn chứng từ nên Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, tạm giữ 4 phương tiện ghe và toàn bộ hàng hóa nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa trên trị giá hơn 1 tỉ đồng.
Sau đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bắt tạm giam đối với Dũng, Điện, Lình và Tánh về tội buôn lậu.
Còn Phương, Tới, Miền bỏ trốn sang Campuchia đến tháng 4-2020 thì cả 4 đến Công an xã Đa Phước, huyện An Phú đầu thú.
Quá trình điều tra Dũng, Điện, Lình, Tánh, Phương, Trần Công Tới, Bùi Văn Miền, Trần Văn Phương, Nguyễn Tường Cẩm Tú khai nhận Hạnh trực tiếp mua đường cát tại Campuchia vận chuyển về Việt Nam giao dịch bán cho khách hàng ở các tỉnh và điều hành toàn bộ đường dây vận chuyển hàng lậu và phân công nhiệm vụ cho từng người trong đường dây.
Trong đó Út trực tiếp điều hành, chỉ đạo công việc hàng ngày của những người còn lại.
Bị cáo Nguyễn Hoàng Út (em trai Hạnh) |
Mười Tường tiếp tục bị cáo buộc đã buôn lậu trên 200.000 tấn đường với giá trị hơn 2.800 tỉ đồng |
Ngày 23-12-2018, biết các ghe chở hàng lậu bị bắt, Hạnh gọi điện thoại chỉ đạo cho Lê Thị Bạch Vân, Nguyễn Thị Thu Hà, Tú đến phòng của Hạnh tìm giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc mua bán đường nhập lậu, mang đi tiêu hủy. Sau đó, Hạnh cùng với Phương (Phương Đôn), Bạch Vân, Cẩm Tú và Nguyễn Thị Kim Xuyến đi đến kho hàng của Hạnh tại Gò Tà Mâu, Campuchia trốn và bàn cách giải quyết vụ hàng lậu bị bắt
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2010-2020 Nguyễn Thị Kim Hạnh trực tiếp mua đường cát từ Campuchia mang về Việt Nam bán cho 33 người tại An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, và TP.HCM trên 200.000 tấn đường cát, giá trị hơn 2.885 tỉ đồng.